Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Một cách để "tự sướng"

   Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận  là không được hạnh phúc, mà không hiểu rằng thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Hãy xem này:
- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn 500 triệu người trên trái đất.

EM ƠI BALAN phần 6

   Xin gửi tiếp phần 6 truyện ngắn của Trần Quốc Quân chúc các bạn ngày nghỉ cuối tuần vui khỏe và hạnh phúc! Tiểu Bình
Em ơi Ba Lan...(phần 6): Những cô thợ may bé nhỏ làm nên một cuộc „cách mạng” lớn lao
Ngay từ thời chính thể cộng sản, mặc dù quan hệ hữu nghị tốt với Việt Nam nhưng Ba Lan không kí Hiệp định hợp tác về lao động giữa hai nước. Chính vì vậy trong suốt hàng chục năm, tại Ba Lan chỉ có du học sinh mà hầu như không có lao động người Việt Nam
   Năm 1989 một công ty may mặc của Ba Lan tại Uniejow (gần thành phố Lodz) xin được giấy phép tuyển một trăm sáu mươi nữ công nhân may Việt Nam sang làm việc. Các cô thợ may này đến từ Hà Nội và các vùng ngoại thành. Có thể nói đây là đội công nhân Việt Nam duy nhất làm việc tại Ba Lan trong lịch sử quan hệ hai nước. Mặc dù rất thận trọng trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng phía Ba Lan không thể ngờ được rằng chỉ một „sai lầm nhỏ” họ đã phải „trả giá đắt” cho quyết định tiếp nhận đội lao động gồm toàn các cô gái Việt Nam yếu đuối này. Một trăm sáu mươi cô thợ may bé nhỏ trong một thời gian ngắn đã làm xáo động xã hội Ba Lan, làm thay đổi cuộc sống bình lặng của du học sinh Việt Nam và quan trọng nhất, họ đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. 

Phượt

(Korolbo mến tặng Bình tàu và dân "phượt" Cơ Điện - Nguồn Photphet Blog)

1. Thế nào là Phượt?
Khoảng dăm năm trước, dân đi bắt đầu gọi nhau là Phượt và gần đây báo chí đã bắt đầu sử dụng từ này ám chỉ cộng đồng năng đi lại. Cũng có một vài forum dấy lên cuộc tranh luận: Phượt là gì? Nguồn gốc từ đâu ra? Tiêu chí xác định mức độ phượt...v...v. Tựu trung, các cuộc tranh luận ấy đều chỉ để cho vui và chưa đem lại câu trả lời xác đáng. Theo tôi, để hiểu rõ hơn, thế nào là Phượt, chúng ta phải đi từ thấp lên cao như leo dần lên những bậc thang hưởng thụ trong các khái niệm đi lại.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Về thăm quê Bác

   Có một tác giả nhỏ tuổi tên Dương Thu, gửi vào hòm thư của blog k10 và đề nghị bản mõ cho đăng bài thơ dưới đây. Bài thơ nói lên cảm xúc của cháu khi về thăm quê Bác tại làng Sen, Nghệ An. Hoan nghênh sự tham gia của cháu, một vị khách mới của blog k10. Hy vọng blog k10 sẽ được đăng nhiều bài viết hay của cháu Dương Thu.  

Vượt dặm đường dài con về thăm quê Bác
Bước tần ngần gặp lại tuổi thơ xưa
Mái nhà gianh, giếng Cốc, quê cha
Có tiếng khóc trẻ thơ những ngày vắng mẹ
Khung cửi nằm im, võng, giường lặng lẽ

Nhà mẹ nghèo thêu dệt chí trai

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Quy luật tình yêu

    Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu, một người tên là Sòng phẳng, người kia là Ích kỷ và người còn lại là Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:
Sòng phẳng: Cho = Nhận
Ích kỷ: Cho < Nhận
Vị tha: Cho > Nhận
Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:
- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.
- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.

CHUYỂN DỊCH VĂN HÓA - MỘT ĐIỀU ĐÁNG QUAN TÂM!

   Văn hóa là một phạm trù rất rộng, là nguồn gốc của các quy tắc ứng xử và điều hành xã hội, là hệ quả của một nền giáo dục của bất kỳ quốc gia nào. Một nền kinh tế có thể phát triển đột biến trong vòng 20-40 năm, nhưng phải mất hàng trăm năm mới có được một nền văn hóa. Xã hội Việt Nam hiện nay đang có một sự chuyển dịch văn hóa truyền thống, bởi vì một nền văn minh do kinh tế thị trường phát triển tạo ra đang dần dần lấn áp nền văn hóa, dễ đưa nhận thức con người dẫn đến sự lệch chuẩn với đạo đức và truyền thống.
   Nhà nghiên cứu văn hóa - nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa, đang là cây bút phản biện nổi tiếng với những tác phẩm "Bàn phím và cây bút", "Làm gì khi đất nước còn nghèo", "Chuyển dịch văn hóa và sự khủng hoảng lựa chọn"…đã đưa ra một lời cảnh báo sâu sắc về sự lệch chuẩn về nhận thức đó. Bằng sự hiểu biết sắc sảo và những luận chứng thuyết phục, trung thực và rất thẳng thắn, anh đã giúp cho người đọc không phân biệt tầng lớp xã hội nào cũng cảm thấy tự tin hơn,nhẹ nhàng hơn và cảnh giác hơn với "sự chuyển dịch" nhận thức của chính mìnhtrong xã hội hiện nay.
   Với mục đích làm phong phú thêm nội dung blog K10 bằng rất nhiều chủ đề, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc blog K10 đường link buổi phỏng vấn tác giả Nguyễn Hòa trên VTV1, để mọi người cùng xem. Xin mời nhấp chuột vào đây
                                                                                                                                Nguyễn Trọng Bằng

Dùng cách này vậy

   Sau khi xem bài viết trên, một số gã trai đã tìm cách kéo dài tuổi thọ bàng cách ngắm nhìn các đôi gò bồng đảo của phụ nữ, nhưng thật là khó ...và đành phải nhòm trộm như thế này.
   Những người phụ nữ trong bức ảnh chắc hẳn không hề biết vòng một của họ đang bị những gã đàn ông ham vui " soi mói ” cho đến khi xem những bức ảnh này.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Thư giãn một chút

   Đàn ông ngắm ngực phụ nữ mỗi ngày sẽ sống lâu hơn

   Các nhà khoa học Đức vừa chỉ ra rằng đàn ông nếu hàng ngày ngắm ngực phụ nữ trong khoảng 10 phút sẽ có sức khỏe tốt hơn và kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hồi ký "Ký ức chiến tranh"

    "Những trang viết máu lửa" là nội dung chính trong blog của một người lính, tác giả của tập hồi ký nổi tiếng "Ký ức chiến tranh" Tác giả nguyên là chiến sỹ quân giải phóng miền Đông Nam Bộ những năm 1971-1975 đồng thời cũng là nhân vật chính của cuốn sách. Anh xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại xã Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, bố là liệt sỹ, bản thân là thương binh, vợ anh sức khoẻ yếu, ốm đau. Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Tuy thế, nhưng anh đã vượt lên, chiến thắng hoàn cảnh và bệnh tật để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình..