Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Lời cảm ơn K10 của Đào Việt Dũng!

       Lời đầu tiên sau mấy ngày vắng bóng trên blog là lời cảm ơn chân tình của "mõ phó blog" tôi đến toàn thể các hội viên K10 Cơ Điện thân yêu!
       Tôi thật sung sướng và tự hào về tập thể chúng ta! Một lần nữa tôi xin chân thành nói lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các hội viên K10 đã quan tâm đến đại lễ của gia đình một hội viên K10 chúng ta!

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Làm một bài đánh dấu blog lại vào được "phình phường"

       Sáng nay vào trang quản lý blog K6 thấy "còm" của MOM báo là blog cũ này lại vào được như trực tiếp không phải leo tường. Mình cũng thử cả 2 blog và cả họ blogspot đều thấy đươc. Vậy là tự do lại tạm thời được khôi phục trên một nửa của chúng ta! Hoan hô! Đại hoan hô!

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Ta hãy về với nhau

         Tôi đọc trên trang Blog k10 thấy korolbo viết  ”Cơ điện, tình như lửa cháy” . Tôi xúc động. Tôi nhớ bài viết đã gần 20 năm. Đọc lần đầu 1992 ở 35 Tràng tiền trong ngày hội gặp mặt k9 . Năm 1994 Hội Cơ điện Hà nội, tổ chức lớn lắm ở Đại học XD, hôm ấy có cả thầy Phú, thầy Bình, thầy Khiêm tôi đọc lại bài này, rồi anh Thịnhb (thầy Phan Đức Thịnh Sức bền – Chủ tịch hội Cơ điện) cho in trên trang sau cuốn Danh bạ cựu SV Cơ điện. Từ ấy đã gần hai mươi năm, nay thấy các bạn nói trùng ý nghĩ mình ngày xưa, xúc động thật lạ. Có thể tôi già hay xúc  động vặt. Nhưng điều này thì không ” Vặt ” tý nào. Tôi như đang lang bang đi về vùng Tích Lương khốn khó thủa xưa, đang đi tìm lại mình, cái thằng SV đói, gầy và nhiều ước vọng vật vờ đâu đó ở mạn T Ba nhất, hay đang lụi hụi đằng sau mấy quả đồi tua tủa bạch đàn và tím ngằn ngặt sim mua. Mà nơi ấy người Thái nguyên bây giờ gọi là vùng đồi Cơ điện. Tôi gửi bài thơ này, cũ mà không cũ với đời tôi, với bạn học Cơ điện của tôi.
  Nguyễn Trọng Luân

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Hà Nội vào thu

                    Hà nội đã vào thu
                    Mưa cứ nhè buổi sáng
                    Đúng lúc em đi làm
                    Mưa thu nhanh kỳ lạ
                    Mưa làm em nhớ Anh                                       

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Hà Nội đón hội hải ngoại

        Hôm qua, hội Hà nội tổ chức đón tiếp các bạn  hải ngoại về chơi. Cũng như mọi lần, quán bia Hùng bò vẫn là nơi hội tụ các hào kiệt k10. Ông tổng bia sau một thời gian vắng bóng do bận việc kinh doanh, hôm nay trông hồng hào tươi tắn trước những cái bắt tay siết chặt của bạn bè. 18g, mọi người đã tề tựu đông đủ, ngoài những gương mặt đã quen thuộc như Hiệp cu con, Bình tàu, Lãng tử,  Bằng chui …còn thấy xuất hiện Tráng, Hiền Ia và một số nhân vật mới như Sự (CSVk10a), anh Luân đen (CSVk5-k9).

Cuộc bia mùa thu vàng

Trọng Luân
      Giữa thu, chiều Hà nội vàng như nghệ. Chen chúc nhau lúc tan tầm, khuôn mặt nào cũng dịn mồ hôi. Dọc con đường sau Bách Thảo, hàng sấu cổ thụ thản nhiên như dăm bẩy chục năm nay nó vẫn ngó nhìn dửng dưng những sinh vật cưõi trên những cỗ máy hai bánh, bốn bánh nao nao chạy, cuốn cả những cánh lá vàng cả những lo toan về phía trước. Chiều nay, tôi cũng chen chúc về phía ấy.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Đón bạn k10 về nước chơi

       Trần Tiểu Bình CSV k10M báo tôi 14h25 ngày 11.9.2011 sẽ về đến Nội bài. Tôi nhận sẽ có mặt đón Bình ở sân bay. Bình dặn tôi để 2 chỗ trên xe nhưng không nói lý do. 8h sáng ngày 11.9 tôi từ Nam định lên Hà nội để đầu giờ chiều sẽ sang sân bay đón ông bạn vàng và tôi cũng lúc đó tôi mới biết chỗ thứ hai mà Bình dặn là để cho ai. Đó là Nguyễn Hải Trường CSV k10IA. Trần Tiểu Bình thì năm lễ hội k10 “ngày ấy và bây giờ” chúng ta đã gặp và còn hay gặp trên blogk10cd. Còn ông bạn Hải Trường của tôi thì tôi gặp những năm 1988-1991 ở Czech sau đó còn gặp lại ở Việt nam năm 1995 rồi biệt tăm 16 năm nay mới gặp lại. Trần Thế Hoa, tôi và Nguyễn Hải Trường ngày xưa học cùng lớp ở PTTH Lê Hồng Phong Nam định 1971-1974 rồi rủ nhau thi vào ĐHCD. 
     

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

CƠ ĐIỆN, TÌNH NHƯ LỬA CHÁY

         Vợ chồng bạn Hoa tàu (Tàu nhưng mà...cơ điện) - Chi , cựu sinh viên K10MB, nick "Pinhpong" trên blog K10 vừa từ Phần Lan về thăm quê hương có ghé thăm bạn cơ điện Vũng tàu. Bạn Hoa (Trần Thế Hoa) thập niên 70 của thế kỷ trước là tay vợt dọc bóng bàn số một của ĐHCĐ. Anh Hòa K8 máy khi được mời uống rượu nhân có bạn Hoa về chơi đã nhớ ngay ra một thằng con trai có tên coi gái, dáng cao đẹp, trắng trẻo chơi bóng bàn cực hay và hay mặc quần sort ngắn, bó khoe chân dài "trường túc bất chi lao" chứng tỏ tên tuổi bạn Hoa khá "hot" hồi đó. Mặc dù bạn Hoa (ở Nam Định ) chỉ có 25% máu "Tàu" (nên gọi Hoa tàu) nhưng vào cái năm 1979 lịch sử đó, bạn ấy vẫn bị xếp vào diện "người Việt gốc tre", tuy chính quyền  không quá căng thẳng nhưng vẫn khuyến cáo rằng "chúng tôi không buộc anh phải ra đi nhưng chúng tôi cũng không dám đảm bảo an toàn cho anh...". vậy là bạn ấy tị nạn ở HongKong 4 năm và sau đó bất đắc dĩ trở thành công dân Phần Lan. Hai bạn Hoa- Chi có 2 con một trai, một gái giờ đều đã có dâu rể (con dâu là người Nga) và đều đã sống tự lập và đôi vợ chồng son lại có thời gian ngao du sơn thủy.

Thông báo chuyển nhà của mõ blog

   Trước tình hình blog của k10 bị phong tỏa lâu nay, đến giờ cũng không có dấu hiệu cải thiện, gây ra không ít phiền phức cho anh em k10. Vốn đã không phải là dân chuyên mạng nên mỗi lần vào mạng cảm thấy trầy trật. Hậu quả là các bài viết, còm thưa thớt hẳn, làm cho bộ mặt blog trở nên ảm đạm, không còn khí thế như "ngày ấy".
   Để cứu nguy cho blog, mõ tôi đã hợp tác với mõ k6 mở ra một blog mới vẫn lấy tên là "blog k10 ngày ấy bây giờ" nhưng ở một dạng blog mới là blog wordpress. Blog này có thể ra vào thoải mái mà không bị cản. Để vào được "nhà mới" các bạn vào trang tìm kiếm google sau đó gõ : hoik10cd.wordpress.com là thấy ngay. Chúc các bạn tìm thấy "nhà mới", cho ý kiến về blog mới, và tích cực viết bài, còm thật nhiều nhé.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Tin buồn

   Được tin cụ bà thân sinh ra anh Tế (nguyên CSV k6 - k10C,B hội viên k10 cơ điện) từ trần sáng ngày 10/9/2011 (tức ngày 13 tháng 8 năm Tân Mão) tại quê nhà Quảng Bình. Thay mặt cho các bạn k10, Ban liên lạc Hội k10 cơ điện xin gửi tới anh Tế và toàn thể gia quyến lời chia buồn sâu sắc. Mong anh Tế và gia đình  giữ gìn sức khỏe, sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.
 Ban liên lạc Hội K10 Cơ điện 

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

THÁNG AN TOAN GIAO THÔNG

Trần Tiến IA
Hàng năm, tháng 9 là tháng an toàn giao thông (ATGT), cũng hàng năm vào tháng 9 là lực lượng cảnh sát giao thông lại rầm rộ biểu dương lực lượng khắp cả nước. Nhà nước lại tốn kém kinh phí cho lực lượng này, dân lại một phen tốn tiền vì vô tình vi phạm, cảnh sát lại có thêm nguồn thu nhập, kho bạc được thêm nguồn thu. Nhưng ATGT vẫn không ATGT, tai nạn giao thông (TNGT) vẫn không giảm, vì sao?

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Tội ác ngày càng man rợ: Lãng quên giá trị tinh thần?

    Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có rộ lên tin và ảnh về vụ giết người cướp của man rợ tại Bắc Giang. Hiện đã bắt được hung thủ và đang chuẩn bị xét xử. Dư luận căm phẫn và muốn xử hung thủ với mức án cao nhất. Song đâu mới là căn nguyên của vấn đề. Nhiều bài viết rất hay về vấn đề này, mời các bạn cùng đọc và ngẫm nghĩ về một trong những bài viết đó.
    "Câu hỏi vì sao tội ác ngày càng man rợ, lâu nay, đây đó trên các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng có nói tới, nhắc tới nhưng vẫn còn là câu hỏi. Câu hỏi ấy ngày càng trở thành sự bất an trong cuộc sống của người dân, trở nên nỗi bức xúc trong xã hội.

Gieo gì gặt nấy

    Ngày xưa, thời k10 chúng ta học, đâu đến nỗi có những đoạn văn như thế này, thật nực cười và chua chát thay cho những học trò.

Đề 1: (không rõ đề)
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: “Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng…”

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Một kỳ diệu của "mạng nhện"

          Có lẽ không cần nói thêm về ảnh này..... Định là thế nhưng "hội k10" lại bảo phải nói thêm.
         Số là thế này, tôi thích gửi một số ảnh mình chụp các địa danh của đất nước lên bản đồ của Google Earth. Tôi cũng gửi được chừng 200 bức gì đó, như bức "núi đôi" cô Tiên ở Quản Bạ, ngã tư đường 38 và đi Hồ, đền Cấm ở Tuyên Quang, hồ trên núi ở Sa Pa, ....Nhưng trên đó tôi thấy có một tay Chế Trung Hiếu, đúng tên của một cựu sinh viên K10IA, đã gửi lên được gấp mình đến 20 lần. Lão đi cũng tài, khắp đất nước đâu cũng thấy ảnh của lão. Mà ảnh lão chụp cũng đẹp. Có một điều phục lão hơn, đó là nếu đúng là lão "Hiếu cụt" thì lão chỉ còn 1 chân (hồi cùng học vẫn bảo lão là thằng không chân thật, hì..hì...) vậy mà lão đi khắp mơi, trong nước đã nhiều mà ngoài nước cũng lắm.

Cảm nghĩ nhân ngày khai trường 5/9

  Hôm nay 5/9 là ngày toàn dân đưa con em tới trường mở đầu một năm học mới. Một năm học mới của ngành giáo dục với biết bao công việc và những suy nghĩ bộn bề. Cải cách giáo dục theo hướng nào đây để thoát được những chỉ trích nặng nề từ phía xã hội, công luận bao nhiêu năm qua vẫn cho rằng ngành giáo dục đang luẩn quẩn chưa thoát ra được những cải cách mang tính đối phó, vụn vặt theo kiểu sai đâu sửa đấy mà chưa có một chiến lược dài hơi, căn cơ để đưa nền giáo dục nước nhà đổi mới căn bản, đi đúng hướng và phát triển ổn định. Để có một cái nhìn tương đối tổng thể về hiện trạng nền giáo dục nước nhà, BBT xin giới thiệu với bạn đọc một bài viết khá sâu sắc dưới đây :

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

CHỦ TỊCH TỈNH "ĐƯỜNG DÀI HỤT HƠI"

Đường dài hụt hơi
"Chủ tịch tỉnh" mở đầu khá ấn tượng nhưng càng về cuối, chuyện phim  càng loanh quanh não nề kéo dài không cần thiết. Xem ra, tính chính  luận của phim bị pha... cải lương quá nhiều. Bác Lê Đức Tuấn- một khán giả tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: "Tôi là một khán giả xem phim "Chủ tịch tỉnh" từ những tập đầu tiên, không bỏ sót một chi tiết nào nhưng càng về những tập cuối phim, tôi  thấy chán hẳn.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Em ơi Ba Lan phần 9


Thương trường nghiệt ngã Liên Xô

Đất nước Liên Xô vĩ đại từ lâu đã đem đến cho Nguyên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Vui cũng nhiều mà buồn không ít. Nguyên biết đến xứ xở này ngay từ khi nó còn bé lắm, bắt đầu từ những câu chuyện kể của người lớn, qua những bài tập đọc về Lê Nin, về Cách mạng Tháng Mười về cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Lớn lên chút nữa Nguyên biết đến Liên Xô như người bạn lớn của Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Ở lứa tuổi đam mê đồ chơi vũ khí, nhìn những chiếc máy bay, những xe tăng, tên lửa, những khẩu súng AK-47...đầy uy lực diễu qua trước mắt, cậu bé Nguyên ngưỡng mộ vô cùng đất nước có biểu tượng búa liềm được viết tắt bằng bốn chữ đỏ CCCP.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Tin vui cho blog

   Ngày hôm nay,buổi chiều bật mạng, mở blog thấy ngon ơ, tự nhiên thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thản. Chả bù mấy bữa trước, mỗi lần vào blog mà thấy phiền phức quá, phải khởi động cái anh chặn tường lửa lên rồi mới vào được, mà mọi thao tác đều thấy rất chậm. Dùng xong lại phải tắt đi không thì tôc độ máy cũng bị chậm lại.  Thế mới biết "nghề chơi cũng lắm công phu", suôn sẻ thì thấy dễ dàng mà không suôn sẻ thì thấy đời u ám. Vậy có thơ rằng :

Blog hôm nay dễ dàng rồi
Vào mạng, vô nhà lại ngon xơi
Pà con hàng xóm ra vào nhé
Chuyện trò còm, chát lại vui chơi

Chém cha cái bọn có firewall
Nó nghịch, nó hành nó "oánh" ông 
Nào ông đâu có, đâu nên tội
Thiên hạ nhiều phen vẫn bất công  

                                                                                                                                 Chiều 26/8
                                                                                                                                Mõ blogk10

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

XEM PHIM CHỦ TỊCH TỈNH

    Trần Tiến
 Không biết các bác có xem phim Chủ tịch Tỉnh phát trên VTV1 không? Qua gần hết các tập phim thấy đây là bộ phim đã công khai đả phá các vấn nạn cán bộ có quyền, chức hiện nay. Tất nhiên, với mức độ cho phép có thể, bộ phim chỉ đừng lại ở việc phơi bày những mánh từ dưới Phó Chủ tịch Tỉnh mà thôi, còn "vùng cấm" không dám. Qua bộ phim có nhiều cái thực hư của bộ mặt "tầng lớp" quan chức, theo tôi phim ít nhiều cũng đã phản ánh được một phần thực tế hiện nay. Xin cùng các bác nhận xét một vài điểm.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Mừng đại tướng tròn 100 tuổi (25/8/1911-25/8/2011)



Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

EM ƠI BA LAN phần 8

                                             Nền 'Kinh tế chợ' Việt Nam trong lòng Ba Lan
Năm 1991 đánh dấu sự bùng nổ của thị trường hàng châu Á tại Ba Lan. Thời gian này các doanh nghiệp Việt Nam khai thác hàng hóa từ nhiều nguồn. Trước hết và chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Korea, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…sau nữa là mua lại của các doanh nghiệp khác tại Ba Lan và cuối cùng là nguồn hàng ký gửi.

Ngay sau khi hai con đường chuyển hàng vào Ba Lan qua đường hàng không (theo người) và qua đường bưu điện bị đóng lại, các doanh nghiệp Việt Nam đã sớm tìm ra con đường mới, vận chuyển cargo bằng đường hàng không. Chiến dịch này được tiến hành trong suốt cả năm 1991. Ban đầu cargo hàng chậm được chuyển từ Hà Nội quá cảnh qua Praha đến Warszawa. Thời điểm đó không một hãng Hàng không nào cạnh tranh được với hãng Hàng không Tiệp về giá cước vận tải cargo. Bốn tháng sau, hãng Aeroflot của Nga mới giành lại được thị phần và duy trì thế độc quyền trong suốt 8 tháng còn lại của năm 1991.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Chúc mừng sinh nhật Tiều phu - Bình tàu

   Mặc dù 25/8 mới đến ngày sinh nhật song thứ bảy vừa rồi Bình tàu quyết định "chui ra" sớm, thế là nhóm ngũ kê cùng bác cả mõ cùng được "ới" đến dự. Hùng bò bận lên sân bay đón con gái, còn Bằng chui lang thang ở Lạng Sơn với hội phổ thông không đến dự được. Lãng tử, Hiệp cu con là những vị khách đầu tiên, một lúc sau thì bác cả mõ lò dò đến và cuối cùng, sau hai chầu rượu thì Thiện mít cũng có mặt. Sau màn tặng hoa như thường lệ, chụp ảnh xong, cả hội ngồi vào bàn "zô" tại nhà Bình tàu. 

Thơ ngày chủ nhật

Ngày chủ nhật là một ngày chờ đợi
Mọi niềm vui, mọi xao xuyến tâm hồn
Hy vọng người, ai đó “vào blog” chơi
” Còm, chát” mãi cũng gây tình lưu luyến.

Thói xấu tiếp theo cần loại bỏ

Thói vô trách nhiệm
Lại dẫn từ điển tiếng việt 1994: Trách nhiệm: 1-phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 2- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Cứ theo như định nghĩa trên, cho tới bây giờ, hầu hết những kết quả không tốt đều chưa có đâu phải gánh chịu. Như thế là thói vô trách nhiệm.
Nếu như trách nhiệm của mình chưa ba năm rõ mười thì ai ai cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của người khác, của ngành khác, của cơ quan khác. Phủi tay.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Những thói xấu cần loại bỏ

Thói gian lận
Từ điển Tiếng Việt 1994 định nghĩa gian lận là “có hành vi dối trả, mánh khóe, lừa lọc”. Dẫn từ điển cho chắc ăn thôi chứ nhắm mắt vào cũng thấy rõ người ta gian lận, dối trá thế nào, có khi còn thấy rõ hơn.
Trong buôn bán, từ nửa lạng cà chua, dăm ba quả táo đến hàng tấn cá ba sa, hàng tấn xi măng sắt thép đều có thể bị cân điêu, chỉ cần gian lận lấy nửa lạng là người ta đem nhét thật nhiều bánh đúc vào cái diều con gà, nếu gian lận được nửa yến thì sẵn sàng bơm thuốc phọt cho gà lợn rau quả mau tăng trọng, bất chấp những tai hại khôn lường, đồ xấu đánh tráo vào với đồ tốt rồi tính thành tiền đồ tốt, hàng ôi thiu thối rữa kém chất lượng đem tẩy rửa mông má lại để bán ra thành hàng tươi ngon…

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

THÁI CÓ TA KHÔNG CÓ

Đoc bài "những truyện nhỏ mà không nhỏ" tôi xin viết đôi điều về những cái Thái Lan có mà Việt Nam không có và ngược lại qua một chuyến du lịch.
Đi du lịch Thái Lan không xa lạ với chúng ta, nói đến Thái Lan là nói về du lịch sex, mỗi chuyến đi về phải hàng tuần nghe kể không hết về xem Thái xem Nga… biểu diễn. Nhưng với tôi, sau chuyến đi về tôi cứ thắc mắc và không hiểu nổi một đất nước thiên nhiên không bằng nước ta, con người không thông minh và lanh lẹ hơn người Việt Nam mà đất nước họ văn minh hơn mình nhiều quá!

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Hướng dẫn cách trèo qua tường lửa

       Mấy ngày gần đây blog k10 rất khó vào, các bạn hãy làm theo cách sau đây để vượt qua tường lửa :
1- hãy vào trang này:    http://hotspotshield.com/?lg=vi
2- nhấn chuột vào “dowload” để tải về phần mềm hostpotshield rồi cài đặt vào máy, đặt biểu tượng của phần mềm đó trên desktop(hoặc tự nó hiện ra trên đó)
3- Mỗi khi cần vào blog thì chỉ cần kích đúp (cho khởi động) phần mềm đó trên desktop rồi mở biểu tượng của blog k10 là được. Chịu khó bị chậm đi đôi chút và bị quảng cáo nhưng như thế mới vào được blog K10 chúng ta.
     Hy vọng các bạn cũng vượt qua được tường lửa để vào nhà mình nhé! Chúc thành công
                                                                                                                                          BBT k10

Dấu ấn cá nhân


   BlogK10CĐ đã đăng bài viết khá hay của giáo sư Chu Hảo kỳ vọng vào TBT NPT sẽ để lại dấu ấn cá nhân trong nhiệm kỳ này. Đó cũng là kỳ vọng của số đông trong đó có Blogk10cd. Tuy vậy kỳ vọng là một chuyện, thực tế có diễn ra hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều thứ khác, trong đó điều quan trọng vẫn là phẩm chất và năng lực cá nhân - vai trò của cá nhân trong Lịch sử.

   Trong dư luận, có không ít sự nghi ngờ vào những dấu ấn này. Xin giới thiệu với các bạn, những người quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước tham khảo một ý kiến hoài nghi, bi quan của Blogger Trương Duy Nhất (cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết). Xin lưu ý, đây chỉ là quan điểm riêng của Trương Duy Nhất, nếu BBT thấy không phù hợp thì xóa giùm.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Em ơi Ba Lan...(phần 7):

 Nền kinh tế chợ Việt Nam trong lòng Ba Lan

Kinh tế chợ của người Việt Nam là một bộ phận cấu thành trong nền kinh tế thị trường Ba Lan. Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan là một cộng đồng non trẻ, chưa hội nhập đầy đủ vào xã hội Ba Lan, nên các hoạt động kinh tế của nó còn khép kín, chậm hòa tan vào nền kinh tế sở tại. Kinh tế chợ được mọi người Việt Nam ở Ba Lan quan niệm nôm na là một dạng kinh tế đặc thù, riêng có của cộng đồng.
Tổ chức ban đầu của nó tương đối sơ khai và mang đặc trưng dấu ấn chợ. Mọi người gọi mãi thành quen, rồi gán luôn cái tên “kinh tế chợ” cho nền kinh tế cộng đồng. Trong nền kinh tế chợ, người Việt Nam tự tổ chức các hoạt động kinh doanh từ khâu thiết lập nguồn hàng, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Họ tiếp thị, lựa chọn mẫu mã, huy động nguồn vốn, nhập hàng, giải quyết hải quan và cuối cùng là tiêu thụ hàng hóa (bán buôn và bán lẻ).

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

GS Chu Hảo:"Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân"

13/08/2011

- GS Chu Hảo mong muốn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện dấu ấn cá nhân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc
   Là một trong 10 nhà khoa học phát biểu trong buổi gặp gỡ, trao đổi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam sáng 13/8, GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri thức nói, "nếu hiểu rộng ra, dấu ấn cá nhân của Tổng Bí thư, thực chất là người lãnh đạo cao nhất của Đất nước, chính là những đột biến quan trọng nhất trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng tôi cho rằng Tổng Bí thư không những cần mà là rất cần phải để lại không phải một mà nhiều dấu ấn cá nhân thật đẹp đẽ trong lòng dân".

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Những kẻ nhẫn tâm

Phía sau vụ cháy xưởng may ở Tân Dân còn nhiều điều đáng nói, nhất là trách nhiệm trước sinh mạng của đồng loại.

Đứng xem lửa thiêu chết bà con cùng làng

Ngọn lửa bùng lên! Thấy hơn chục thanh niên trai tráng đứng nhìn, vừa cố gắng dập lửa, vừa cứu người, tôi gào lên van xin “các anh ơi cứu với...”. Họ vẫn đứng yên xem đám cháy bùng lên dữ dội chỉ cách đó hơn 20 mét. Họ chỉ cần giúp một tay phá mảng tường phía sau bằng gạch ba-banh thì sẽ cứu được tất cả. Sẽ không có ai bị chết...”, chị Bùi Thị Thêm (39 tuổi, công nhân may mắn thoát chết) nói trong nước mắt.

Chuyện nhỏ mà không nhỏ



   Nhiều người than, xã hội hồi này có nhiều thứ xuống cấp, đặc biệt là đạo đức, văn hóa, cách đối nhân xử thế. Chưa bao giờ mạng người bị coi rẻ như bây giờ, sẵn sàng đâm chém, gây gổ, ẩu đả từ những lý do lãng nhách. Chuyện kính trên nhường dưới nơi công cộng xưa rồi Diễm. Hầu như tất cả bị cuốn vào cơn lốc của đồng tiền, chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, xảo trá, lừa đảo, cạn tàu ráo máng khắp nơi. Tuy vậy rải rác đây đó vẫn còn những tấm lòng nhân hậu, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài...Korolbo xin giới thiệu với các bạn những ghi chép lặt vặt của bạn Đàm Hà Phú về những tấm lòng như vậy, cũng để các bạn tham khảo thêm về tính cách của người dân Sài Gòn nói riêng và Nam bộ nói chung.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Một bài thơ của "Đồ rê mí"

Hãy vui lên cho đời tươi trẻ
Hãy hát lên cho khỏe đến già
Cuộc đời chúng ta là một bài ca
Có nốt nhạc xoa đi nỗi nhớ
Có nốt nhạc dẫn ta về quá khứ
Quá khứ vui ,quá khứ buồn theo năm tháng trôi đi
Mặt trời mọc trời yên biển lặng
Nắng chói lòa soi ngõ ngách tâm hồn
Nhưng có lúc mặt trời bị che lấp
Mặt hồ kia vẫn đục nước béo cò
Có những lúc ta như mơ như tỉnh
Chỉ có lúc vui lấp quá khứ vui buồn .
                                                                                                      
                                                                     Cù Thành Dương
                                                                                                                           

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

MIỀN TRUNG KHÔ CẰN

                                                                                                            Trần Tiến IA
Tôi còn nhớ mãi lần đầu tiên bỏ lại miền Bắc thân yêu vào miền Nam công tác, một kỷ niệm đầu đời sau mười mấy năm mài đũng quần trên ghế các trường học. Ba lô trên vai lên tàu Thống Nhất xuôi dọc đất nước, mang theo bao chán chường và cũng có một phần phiêu lưu của tuổi trẻ. Cuộc chia tay chỉ có tôi và anh trai tôi, một lên tàu đi Hà Nội, một lên tàu xuôi Nam!
Tuy buồn nhưng lần đầu tiên tận mắt chứng kiến miền Trung dằng dặc và khô cằn của đất nước, không đẹp như những bài thơ của Tố Hữu về "khúc ruột miền Trung".

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Cảm nghĩ từ bài phát biểu của một đại biểu quốc hội

    Hôm vừa rồi có bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước quốc hội, trong đó có một ý là chúng ta nên tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm chính phủ của người dân, điều này nhiều nước đã làm. (Muốn xem lại bài này thì nhấp chuột vào đây)Đây là ý kiến nghe qua tưởng cũ nhưng lại rất mới và rất hay. Lâu nay ta cứ có thói quen là cứ được bầu lên chức lên quyền rồi là yên tâm không bị ai nhòm ngó nữa, chỉ cần "đối xử" tốt với cấp trên là được, còn cấp dưới không thể có quyền hạ bệ ta được, từ đó sinh ra tính bảo thủ trì trệ. Cho nên cần phải có chỉ số tín nhiệm, không những cho Chính phủ mà còn cho các ngành nữa, ví dụ như chỉ số tín nhiệm cho ngành giáo dục, giao thông, tài chính, y tế vv những ngành đang rất nóng hiện nay.

Phút lãng mạn chiều chủ nhật

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Một cách để "tự sướng"

   Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận  là không được hạnh phúc, mà không hiểu rằng thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Hãy xem này:
- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn 500 triệu người trên trái đất.

EM ƠI BALAN phần 6

   Xin gửi tiếp phần 6 truyện ngắn của Trần Quốc Quân chúc các bạn ngày nghỉ cuối tuần vui khỏe và hạnh phúc! Tiểu Bình
Em ơi Ba Lan...(phần 6): Những cô thợ may bé nhỏ làm nên một cuộc „cách mạng” lớn lao
Ngay từ thời chính thể cộng sản, mặc dù quan hệ hữu nghị tốt với Việt Nam nhưng Ba Lan không kí Hiệp định hợp tác về lao động giữa hai nước. Chính vì vậy trong suốt hàng chục năm, tại Ba Lan chỉ có du học sinh mà hầu như không có lao động người Việt Nam
   Năm 1989 một công ty may mặc của Ba Lan tại Uniejow (gần thành phố Lodz) xin được giấy phép tuyển một trăm sáu mươi nữ công nhân may Việt Nam sang làm việc. Các cô thợ may này đến từ Hà Nội và các vùng ngoại thành. Có thể nói đây là đội công nhân Việt Nam duy nhất làm việc tại Ba Lan trong lịch sử quan hệ hai nước. Mặc dù rất thận trọng trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng phía Ba Lan không thể ngờ được rằng chỉ một „sai lầm nhỏ” họ đã phải „trả giá đắt” cho quyết định tiếp nhận đội lao động gồm toàn các cô gái Việt Nam yếu đuối này. Một trăm sáu mươi cô thợ may bé nhỏ trong một thời gian ngắn đã làm xáo động xã hội Ba Lan, làm thay đổi cuộc sống bình lặng của du học sinh Việt Nam và quan trọng nhất, họ đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. 

Phượt

(Korolbo mến tặng Bình tàu và dân "phượt" Cơ Điện - Nguồn Photphet Blog)

1. Thế nào là Phượt?
Khoảng dăm năm trước, dân đi bắt đầu gọi nhau là Phượt và gần đây báo chí đã bắt đầu sử dụng từ này ám chỉ cộng đồng năng đi lại. Cũng có một vài forum dấy lên cuộc tranh luận: Phượt là gì? Nguồn gốc từ đâu ra? Tiêu chí xác định mức độ phượt...v...v. Tựu trung, các cuộc tranh luận ấy đều chỉ để cho vui và chưa đem lại câu trả lời xác đáng. Theo tôi, để hiểu rõ hơn, thế nào là Phượt, chúng ta phải đi từ thấp lên cao như leo dần lên những bậc thang hưởng thụ trong các khái niệm đi lại.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Về thăm quê Bác

   Có một tác giả nhỏ tuổi tên Dương Thu, gửi vào hòm thư của blog k10 và đề nghị bản mõ cho đăng bài thơ dưới đây. Bài thơ nói lên cảm xúc của cháu khi về thăm quê Bác tại làng Sen, Nghệ An. Hoan nghênh sự tham gia của cháu, một vị khách mới của blog k10. Hy vọng blog k10 sẽ được đăng nhiều bài viết hay của cháu Dương Thu.  

Vượt dặm đường dài con về thăm quê Bác
Bước tần ngần gặp lại tuổi thơ xưa
Mái nhà gianh, giếng Cốc, quê cha
Có tiếng khóc trẻ thơ những ngày vắng mẹ
Khung cửi nằm im, võng, giường lặng lẽ

Nhà mẹ nghèo thêu dệt chí trai

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Quy luật tình yêu

    Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu, một người tên là Sòng phẳng, người kia là Ích kỷ và người còn lại là Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:
Sòng phẳng: Cho = Nhận
Ích kỷ: Cho < Nhận
Vị tha: Cho > Nhận
Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:
- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.
- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.

CHUYỂN DỊCH VĂN HÓA - MỘT ĐIỀU ĐÁNG QUAN TÂM!

   Văn hóa là một phạm trù rất rộng, là nguồn gốc của các quy tắc ứng xử và điều hành xã hội, là hệ quả của một nền giáo dục của bất kỳ quốc gia nào. Một nền kinh tế có thể phát triển đột biến trong vòng 20-40 năm, nhưng phải mất hàng trăm năm mới có được một nền văn hóa. Xã hội Việt Nam hiện nay đang có một sự chuyển dịch văn hóa truyền thống, bởi vì một nền văn minh do kinh tế thị trường phát triển tạo ra đang dần dần lấn áp nền văn hóa, dễ đưa nhận thức con người dẫn đến sự lệch chuẩn với đạo đức và truyền thống.
   Nhà nghiên cứu văn hóa - nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa, đang là cây bút phản biện nổi tiếng với những tác phẩm "Bàn phím và cây bút", "Làm gì khi đất nước còn nghèo", "Chuyển dịch văn hóa và sự khủng hoảng lựa chọn"…đã đưa ra một lời cảnh báo sâu sắc về sự lệch chuẩn về nhận thức đó. Bằng sự hiểu biết sắc sảo và những luận chứng thuyết phục, trung thực và rất thẳng thắn, anh đã giúp cho người đọc không phân biệt tầng lớp xã hội nào cũng cảm thấy tự tin hơn,nhẹ nhàng hơn và cảnh giác hơn với "sự chuyển dịch" nhận thức của chính mìnhtrong xã hội hiện nay.
   Với mục đích làm phong phú thêm nội dung blog K10 bằng rất nhiều chủ đề, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc blog K10 đường link buổi phỏng vấn tác giả Nguyễn Hòa trên VTV1, để mọi người cùng xem. Xin mời nhấp chuột vào đây
                                                                                                                                Nguyễn Trọng Bằng

Dùng cách này vậy

   Sau khi xem bài viết trên, một số gã trai đã tìm cách kéo dài tuổi thọ bàng cách ngắm nhìn các đôi gò bồng đảo của phụ nữ, nhưng thật là khó ...và đành phải nhòm trộm như thế này.
   Những người phụ nữ trong bức ảnh chắc hẳn không hề biết vòng một của họ đang bị những gã đàn ông ham vui " soi mói ” cho đến khi xem những bức ảnh này.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Thư giãn một chút

   Đàn ông ngắm ngực phụ nữ mỗi ngày sẽ sống lâu hơn

   Các nhà khoa học Đức vừa chỉ ra rằng đàn ông nếu hàng ngày ngắm ngực phụ nữ trong khoảng 10 phút sẽ có sức khỏe tốt hơn và kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hồi ký "Ký ức chiến tranh"

    "Những trang viết máu lửa" là nội dung chính trong blog của một người lính, tác giả của tập hồi ký nổi tiếng "Ký ức chiến tranh" Tác giả nguyên là chiến sỹ quân giải phóng miền Đông Nam Bộ những năm 1971-1975 đồng thời cũng là nhân vật chính của cuốn sách. Anh xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại xã Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, bố là liệt sỹ, bản thân là thương binh, vợ anh sức khoẻ yếu, ốm đau. Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Tuy thế, nhưng anh đã vượt lên, chiến thắng hoàn cảnh và bệnh tật để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình..  

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Em ơi Ba Lan...(Phần 5): Bức tường Berlin sụp đổ

   Từ chuyển đổi chính trị đến chuyển đổi kinh tế - Lý luận Mác – Lê Nin luôn đề cao "mâu thuẫn là động lực của phát triển”. Nhưng nói vậy mà không phải vậy. Trong thực tiễn, về chính trị, chủ nghĩa xã hội tồn tại dựa trên hệ thống chuyên chính vô sản triệt tiêu đấu tranh giai cấp; về kinh tế, trong một thời gian dài chủ nghĩa xã hội không thừa nhận tự do cạnh tranh….
   Thời gian đầu mô hình xã hội toàn trị và nền kinh tế chỉ huy ở một mức độ nào đó đã phát huy được tác dụng trong việc huy động mọi nguồn lực của đất nước, nhất là trong thời kì chiến tranh. Một khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế về số lượng của chủ nghĩa xã hội đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Vào thập niên những năm 50,60 và 70 của thế kỉ trước, chủ nghĩa xã hội thế giới thể hiện được phần nào tính ưu việt của thời đại để tạo nên trào lưu mang tên „dòng thác cách mạng”. Nhưng từ khi bước vào thập kỷ những năm 80 chủ nghĩa xã hội thế giới bắt đầu bộc lộ bản chất yếu kém về chất lượng và hiệu quả. Cuộc đua tranh „ai thắng ai” giữa hai con đường, giữa hai phe ngày càng bất lợi cho chủ nghĩa xã hội. Các nước xã hội chủ nghĩa bị lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Liên Xô và các nước Đông Âu buộc phải tiến hành công cuộc cải tổ, nhưng vẫn không thể ngăn được đà phá sản có tính hệ thống, những nước này bị đẩy dần đến bờ vực sụp đổ.

Giao ban blog k6, k10 (phạm vi hẹp)

   Ngày thứ bảy đẹp trời, buổi sáng trước cơn bão, hai mõ nổi hứng rủ nhau đi uống cà phê thư giãn. Sau khi cân nhắc các địa điểm thì quyết định chọn nhà hàng X ở phố Y. Hai xe máy rồ ga hướng phía Z thẳng tiến. Đến nơi, sau khi gửi xe máy và lóp ngóp đi lên cầu thang, khoảng 5 phút thì tới nơi. Thật là tuyệt vời khi được ngồi đây nhâm nhi cốc cà phê và ngắm nhìn toàn cảnh trung tâm thủ đô HN. Đầu tiên và cũng  không thể quên là làm nhiệm vụ blog (chụp ảnh đánh dấu), sau đó vào phòng máy lạnh mạn đàm. Sau một hồi bàn bạc chuyện blog, cuối cùng đi đến "chốt hạ" bản "thông cáo chung" như sau, xin bá cáo với bàn dân thiên hạ k10 :

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Một chuyến "phượt" đảo Phú Quốc

    Hẳn mỗi ai trong chúng ta, khi nhìn lên bản đồ Việt nam cũng đều thấy bồi hồi khi thấy ở cuối dải đất hình chữ S có một hòn đảo lớn, nằm gần bờ biển nước bạn Cămpuchia, nhưng đó lại là hòn đảo của ta, đảo Phú Quốc. Những năm gần đây khi mà du lịch Phú Quốc đã bắt đầu khởi sắc, khi mà vấn đề biển đảo của Tổ quốc đang nóng lên trên các bàn hội nghị thì Phú Quốc đã trở thành một cái tên gọi được nhiều người biết đến.
   Trong những ngày tháng bảy này mõ blog có một chuyến du lịch ra đảo Phú quốc chơi. Số là được một số học trò mời vào Sài gòn chơi, sau đó họ lại mời đi chơi đảo Phú quốc. Nhận thấy  đây là dịp may hiếm có nên mõ tôi tranh thủ nhận lời. Chuyến "phượt" PQ chỉ kéo dài 3 ngày nhưng đã để lại nhiều cảm xúc tuyệt vời. Phải nói rằng PQ là một hòn đảo đẹp, còn hoang sơ, mang nhiều nét dân dã, thiên nhiên với những bãi biển có bờ cát trắng đẹp nhất nhì nước ta như bãi Sao, những cánh rừng nhiệt đới ngút ngàn, và nước biển thì xanh và trong vắt đến khó tả. Đặc sản PQ chúng ta cũng đã từng nghe và đã từng nếm thử : đó là nước mắm mang thương hiệu PQ. Ngoài ra, PQ còn được biết đến như là một nơi lưu giữ chứng tích về sự tàn ác dã man của kẻ thù đối với đồng bào đồng chí chúng ta không may rơi vào tay chúng, đó là Trại tù PQ với những ngón đòn tra tấn man rợ thời trung cổ mà chúng ta đã từng đọc, từng nghe và đã từng nghẹn ngào uất ức.       
    Đến với PQ ngày nay ta được chứng kiến một hòn đảo đang thay da đổi thịt từng ngày, vượt lên trên sự nghèo khó và lòng thù hận, dựa vào tiềm năng du lịch biển đảo, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng để phát triển. Đường sá hạ tầng đang được triển khai xây dựng, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng ngày một nhiều thêm. 
    Xin giới thiệu với các bạn một số hình ảnh về PQ mà mõ blog đã thu lượm được trong chuyến đi này.
Bến cảng tàu cao tốc từ Rạch Giá đến

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

CHÙM THƠ NGUYỄN TRỌNG LUÂN - SỰ TRI ÂN MÃI MÃI

   Ở đất nước hình chữ S này, sao mà lắm nghĩa trang đến thế! Là người lính ai cũng chạnh lòng nghĩ đến đồng đội mình khi sắp đến ngày 27 tháng 7 hàng năm – Ngày mà cả nước tri ân bao anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc. Thật chạnh lòng khi anh Liệu có nhắc đến nghĩa trang liệt sĩ chống Tầu ở chân cột cờ Lũng Cú mà chúng tôi đã dừng lại và kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài, nhưng tôi tin rằng : dân tộc mình không bao giờ quên các anh đâu!
   Anh Nguyễn Trọng Luân cựu sinh viên K5 – cựu chiến binh đã nói lên sự tri ân đó bằng những vần thơ tâm huyết sau đây, như lời dẫn của Vanvn.net: "Bạn bè văn chương vẫn bảo: "Nguyễn Trọng Luân là kẻ bị "giời đày" không cho làm thi sĩ. Bởi tâm hồn ấy nếu trọn vẹn dành cho thơ, chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở những dòng rưng rưng ám ảnh, mà hơn thế, những câu chữ ấy sẽ mãi mãi thuộc về người đọc…" Đó là nhận xét không vì bất kì sự ưu ái nào mà trở thành quá lời, khi đọc những bài thơ anh viết về đồng đội, viết cho bạn bè thuở thanh xuân… Những bài thơ được anh viết ngay trên đường trở về chiến trường xưa, nghẹn ngào đọc từng bài ở nghĩa trang Đường 9. Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thương binh - liệt sĩ 27/7, VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu chùm thơ Nguyễn Trọng Luân, như một lời tri ân với những chiến sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước."

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Nhớ ơn liệt sĩ nhân ngày 27-7

      Một hành động nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ như thế này không biết có được hoan nghênh không?

Podívejte se na můj profil na Facebooku

facebook
Milý/Milá Hoik10cd.lieu,
Uživatel Tieu Binh Tran vás zve, abyste se k němu připojili na Facebooku. Jakmile se připojíte, budete moci zobrazovat aktualizace, fotky a další obsah od všech svých přátel. A také s nimi sdílet svůj vlastní obsah.
Tieu Binh Tran
1 přítel
Přidejte se na Facebook
Uživatel Tieu Binh Tran vás, hoik10cd.lieu@blogger.com, pozval na Facebook. Pokud již nadále nechcete dostávat tyto e-maily služby Facebook, nebo používáte pro návrhy na přátelství svoji e-mailovou adresu, můžete se zrušit odběr. Další informace o tomto e-mailu. Facebook, Inc. P.O. Box 10005, Palo Alto, CA 94303

Điều chạnh lòng ngày 27-7

    Trên chuyến đi “lịch sử” Lũng Cú Hà Giang tháng 5 vừa qua, có một chuyện vẫn làm tôi ám ảnh, day dứt . Số là hôm leo lên đỉnh cột cờ Lũng Cú, sau khi thỏa sức ngăm nhìn đất đai đồng ruộng của đất nước mình xung quanh, chào cờ và chụp ảnh lưu niệm xong thì chúng tôi đi xuống chân núi. Đường xuống ngoằn ngoèo, đang đi xe bỗng dừng lại và Khắc Dũng nói sẽ dẫn đoàn chúng tôi vào một nghĩa trang liệt sĩ. Tôi thật bất ngờ vì ngay bên cạnh đường có một nghĩa trang mà lúc chúng tôi đi lên không để ý đến. Gọi là nghĩa trang liệt sĩ, nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy thật chạnh lòng.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Sự ra đời ngày thương binh liệt sĩ 27-7

   Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. “Không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chặn tay quân xâm lược. Trong những tháng, năm đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, đã đổ máu trên các chiến trường.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ - ngày 19 tháng 12 năm 1946, theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, thương binh liệt sĩ trở thành vấn đề lớn.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

TÂY NGUYÊN XƯA VÀ NAY

                                                                                                            Trần Tiến IA
Tây Nguyên xưa:
Tây Nguyên xưa hùng vĩ và bí ẩn với bạt ngàn rừng xanh đã là cảm hứng của bao nhạc sỹ bộ đội, nơi đây đã có những "chú nai vàng dương đôi tai ngơ ngác", những dòng "suối hát" theo bước chân các anh bộ đội và đặc biệt hơn đã từng một thời "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Trong ký ức của các anh khóa trước đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng, thì hình ảnh về Tây Nguyên chắc còn in đậm với muôn vàn kỷ niệm về rừng, về rau rừng, về cây rừng, về thú rừng, về những dòng suối rừng và về những cuộc hành quan xuyên rừng gian khổ. Những câu truyện anh Luân, anh Thịnh và các anh đi bộ đội về kể lại ngày ấy bên ly trà Thái Nguyên làm tôi vẫn còn nhớ và cũng luân hình dung về Tây Nguyên như vây. Tây Nguyên với những bản trường ca, những bài hát hùng tráng, tôi còn nhớ mãi bài hát "sông Đăkrong mùa xuân lại về" anh Nguyễn Trọng Luân hát ngày nào.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Mời các bạn yêu nước!

      Mây hôm nay không khí blog im ắng quá  nhỉ? Tôi thì mải "yêu nước" bên K6 nên bên K10 cũng không tham gia được mấy, chỉ dọn dẹp bài "rác" và lôi nhận xét từ "spam" ra thôi.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Em ơi Ba Lan phần 3 và 4

 Em ơi Ba Lan...(3): Từ nhãn "Lưu Vong” đến mác "Việt Kiều”
   Kí ức trong Nguyên về Warszawa dưới chính thể cộng sản là một thành phố trống rỗng, xám xịt và không một chút tráng lệ. Warszawa khi đó hầu như không có nhà chọc trời, ngoại trừ một khối kiến trúc nặng nề mang đậm bản sắc Xô Viết là Palac Kultury (Cung văn hóa) tọa lạc ngay tại điểm zero của trung tâm thành phố.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

THÔNG TIN THÊM VỀ… RÙA HỒ GƯƠM

   Chủ đề Rùa Hồ Gươm lại… sôi động trên blog K10. Cảm ơn Tiến vì bài văn tế Cụ Rùa trên đền Ngọc Sơn rất hay và ý nghĩa, và cảm ơn bài còm của các bạn Hùng bò, tiều phu, mõ blog! Với tư cách là thành viên tham gia "vụ Rùa Hồ Gươm" , mình chỉ cung cấp thêm thông tin để các bạn hiểu, chứ không bàn đúng hay sai về chuyện này:
1. Qua kiểm tra 16000 mẫu AND của "cụ rùa bà" cho thấy Rùa Hồ Gươm là đặc hữu của Việt Nam có tên quốc tế là Rafetus Vietnamensis. Hiện nay, chưa có mẫu AND của giải Thượng Hải để so sánh, nên chưa kết luận được Rùa có nguồn gốc tổ tiên là giải Thượng Hải hay không? Nhưng Việt Nam đã công bố trước với thế giới số liệu gene Rùa Hồ Gươm có nguồn gốc ở Việt Nam.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

TẾ "CỤ RÙA HỒ GƯƠM"

                        Nhân dịp cụ rùa được thả về hồ có bài tế tặng
Hỡi ôi !
Loài Giải sông Hồng;
Thành "Rùa sách đỏ".
Ngàn năm cặm cụi, bắt tép ăn rêu ở  đáy Hồ;              
Một lần vô tình, nổi lên găp ngay thuyền Lê Lợi;
Gọi "Rùa Hồ Gươm" linh thiêng từ đấy.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Rùa trở lại hồ Gươm

Cụ Rùa được thả về hồ Gươm chiều qua trong tình trạng sức khỏe tốt sau ba tháng điều trị các vết thương.
Ông Lê Xuân Rao, giám đốc sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cho biết việc thả Rùa trở lại diễn ra an toàn lúc 17h45. Rùa được đưa ra khỏi bể với bộ mai lành lặn, không còn các vết thương hay mốc như trước.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Lê Quốc Hùng K10 IA

Lê Quốc Hùng K10 IA tổ chức cưới vợ cho con vào 11 giờ ngày 17 tháng 7 năm 2011 tại nhà hàng Hoa Sứ khu du lịch Văn Thánh, Q 2 , TP HCM.
Anh, chị  nào ở TP HCM dịp này xin mời đến dự cho thêm phần vui vẻ.
                                                                                      Lê Quốc Hùng kính mời!

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Các "mì chính cánh" ngày ấy

    Sẽ là không công bằng nếu chỉ đăng ảnh của 3 bạn nữ k10 máy mà không có ảnh của các "mì chính cánh" bên điện. Để tránh sự bất công trên, mõ blog đã sử dụng công nghệ "vét kho" lưu trữ để kiếm được mấy tấm ảnh này, tuy nhiên vẫn còn chưa được đầy đủ. Vài lời mạo muội góp vui dưới mấy tấm hình, xin được lượng thứ.

Thiên hạ đàn ông như "mù" cả
Sao để bạn tôi vưỡn...sinh gồn 

KHÔNG CÓ ĐỈNH CAO

 Góp thêm với các Bác bài viết về người miền Tây của Đàm Hà Phú để các bác có thêm " tư liệu " trong chuyến đi Phượt sắp tới còn miến Đông các bác đến Vũng Tàu sẽ thấy "Gian lao và anh dũng ".. ngay.
...
Trong Hương Rừng Cà Mau có một chuyện tên là "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư". Chuyện ngắn củn, đại khái kể chuyện một anh phái viên của một tờ báo ở thành phố tìm về vùng sâu xứ miền tây để đòi nợ tiền báo sáu tháng từ một người nông dân, tên là anh Tư Có. Hai người lạ gặp nhau, chợt nhắc mấy câu trong sách giáo khoa thư mà thấy tâm đầu ý hợp. Chuyện chỉ có vậy. Cụt hơ.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Ngày ấy - bây giờ

    Ngµy Êy mÊy «ng nµy n»m g­iưêng tÇng, trÌo lªn nghe cät cÑt, lóc nµo còng như­ s¾p sËp xuèng, lµm g× cã ®Öm mót vµ kh¨n tr¶i gi­ưêng tr»ng tinh nh­ư «ng nµo ®ang n»m ®©y, l¹i cßn g­ư¬ng soi c¶nh mét «ng ngåi an nhµn, hót thuèc uèng n­ưíc tinh läc như­ “«ng kÔnh” vËy. ¤ng n»m g­iưêng th× hai tay cßn g·i ghÎ “sét so¹t lu«n tay tùa g¶y ®µn”, chø ®©u nh­ư «ng n»m g¸c ch©n, ch¾p tay d­ưíi gèi nh­ư vËy

Có ai nhận ra hai kẻ đang "tự sướng" này là ai không?

Ngày ấy - bây giờ (phần 2)

      Sù tÝch hå Nói Cèc, anh nµo trong chóng ta ch¼ng thuéc, ngµy Êy chóng ta còng gãp phÇn lµm nªn c¶nh nªn th¬ ngµy h«m nay, t«i nhí r»ng qu©n ta kh«ng ®µo hå Nói Cèc, mµ ®i ®¾p mư­¬ng cho dßng s«ng C«ng ch¶y qua vïng L­ư¬ng S¬n, Phæ Yªn. Cã ai nhí ®Õn “thñ ®o¹n ¨n gian” khèi lư­îng ®Êt ®µo håi Êy kh«ng – nÕu kh«ng xin mêi gÆp Hïng bß nã kÓ l¹i cho nghe thñ ®o¹n Êy.


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Lễ hội bia của Hùng bò ở Quảng Ninh

    Chiều hôm qua, lễ hội bia của Hùng bò được long trọng tổ chức ở Thành phố Hạ Long Quảng Ninh. Đoàn "đại biểu" của Hội Cơ điện HN, sau một tuần thông báo trên blog cũng gom góp được một đội hình với  thành phần vá víu bao gồm mõ k10, phó mõ k6, ông "con dê k10" kiêm ca sĩ hát nhạc chế, Long con đại diện cho tỉnh Nam Định và bác Ngô Dong CSVk6-k10c đại diện cho vùng than Mạo khê. Mỗi người xuất phát một nơi song cuối cùng cũng hẹn hò và gặp nhau tại ngã tư Lòong Toòng đầu cầu Bãi Cháy. Sau khi ăn trưa và về khách sạn nghỉ ngơi, đúng 4g chiều cả đoàn kéo ra lễ hội được tổ chức gần đó.
    Được khởi động vào lúc 4g chiều, tuy nhiên trời nắng nóng nên phải đến hơn 5g Hùng bò mới lên sân khấu khai mạc lễ hội. Sau các bài diễn văn chào mừng của các quan chức ngành bia và của địa phương thì nổi bật hơn cả là sự kiện Hội cơ điện Quảng Ninh, dẫn đầu là bác Đào Bá Văn CSV k5-k9 cùng các đàn em k10, k20 - k30 cơ điện lên sân khấu chúc mừng và tặng lẵng hoa cho ông tổng bia Hùng bò.
   Với những tràng pháo tay, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, tiếng zô bia vui vẻ, ...lễ hội đã diễn ra thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng vui vẻ và thân thiện cho người dân thành phố "rồng hạ" và cả vùng than của Tổ Quốc.  Sau đây là một vài hình ảnh về lễ hội mà mõ blog đã tranh thủ ghi lại được.

5 con sâu bia từ hướng HN kéo xuống

MIỀN TÂY NAM BỘ (tiếp theo 2)

4. Con gái miền tây:
Sông Mekong vào Miền Tây bằng hai nhánh sau khi tắm rửa cho đồng bằng Cửu Long  xong mới đổ ra biển Đông  qua 9 cửa. Mùa khô  nước sông hiền hòa êm dịu, mùa nước mênh mông ngập tràn . Chính vì vậy, nó tạo cho con gái Miền Tây mỗi vùng một khác.
Con gái Long An thừa hưởng một vùng phèn rộng lớn Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ và nước biển Cần Đước, Cần Giuộc nên nước đã ăn sâu vào cơ thể từ bao đời, có ra nước ngoài tắm trắng cũng không thay đổi được màu da đặc trưng này. Tuy vậy, những cô gái vùng này do cần cù làm ăn nên có đức hạnh của con gái nông thôn "trung dũng, kiên cường" hình thức thua kém nhưng quen được ai thì yên tâm.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

VE MIEN TAY UONG RUOU


 Nhân tiện bạn Tiến viết bài về miền Tây, tôi cũng góp vui với các bạn một vài "ly". Hồi mới ra trường, nơi tôi công tác đầu tiên chính là miền Tây, Vĩnh Long, Cần Thơ..Miền Tây đã để lại trong tôi những ấn tượng, kỷ niệm thật khó quên. Chuyện về đất và người Miền Tây thì nhiều, nay tôi mượn một bài của chú em Đàm Hà Phú "uống rượu, làm thơ, giang hồ nửa buổi" để kể với các bạn về cách uống rượu của người miền Tây. Dân miền Tây nhiều vùng phát âm chữ "R" thành "G" (đi ga đi gô) và uống rượu thành "uống gụ".

Về miền tây uống "gụ"

cho những người từng xưng "đế"

Ở miền tây (không viết hoa, bao gồm cả một phần Sài Gòn và kéo dài đến mũi Cà Mau), rượu thường được phát âm là "gụ", một phần do người miền tây phát âm chữ "r" hơi khó, riết thành quen. Bây giờ nghe nói "uống gụ" thấy thân thương quá, thấy muốn uống liền.

MIỀN TÂY NAM BỘ (tiếp theo)


3. Món ăn:
Món ăn Nam Bộ có rất nhiều, mỗi tỉnh có cách chế biến riêng do chất đồng quê có khác nhau, nhưng cùng chung nhau tên giọi. Có lẽ thú vị nhất ở Miền Tây là Lẩu Mắm, xin giới thiệu xem có đáng giá không nhe.
Vùng nào có nhiều cá tôm thì có mắm, quê tôi Nam Định ngày trước nhà nào cũng có "chum mắm" (nay chắc không còn nữa), nhưng ở miền Tây Nam Bộ bây giờ chỗ nào cũng có mắm với có rất nhiều loại: mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá sặt, mắm cá chốt … mỗi loại mắm cho một loại lẩu có vị khác nhau thơm, ngọt khác nhau chỉ dân sành điệu mới biết.
Lẩu mắm: Với nguyên liệu và cách làm một nồi lẩu mắm bạn xem có đáng thưởng thức không.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

MIỀN TÂY NAM BỘ


    Trần Tiến IA
Cách thủ đô 2.000 km, vùng đất Đồng bằng Cửu long tận cùng đất nước, dân Cơ Điện ít người biết đến. Nhưng nơi đây có rất nhiều điều cần giới thiệu cho ai đã và sẽ "phượt" vô đây nên  tham khảo để có dịp làm phong phú thêm câu chuyện bên vại bia Hà Nội.
1. Sông nước:
Từ TP. HCM theo đường bộ về Miền Tây sẽ thấy một vùng đất bằng phẳng chạy dài với rất nhiều sông và các kênh rạch đặc trưng cho một vùng đồng băng phì nhiêu. Về Miền Tây không thể không nói về các con sông.
Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là thủ phủ của Long An "trung dũng kiên cường" đặc biệt của hai sông này là quanh năm nước trong xanh, lững lờ êm ả. Nhiệm vụ của hai sông này là đẩy nước phèn vùng Tây Ninh, Đồng Tháp mười ra biển. Thượng nguồn của nó là những rừng tràm và những vùng đất khô chỉ có củ khoai, củ mì (sắn) là đặc sản của đất thép Củ Chi, Tây Ninh.Con gái vùng lưu vực này nhìn bàn chân là biết? Đăc biệt vùng náy có lẩu mắm Long An "ăn một lần sẽ nhớ mãi" với món mắm cá và các loại rau lấy từ sông Vàm cỏ, dân Cơ Điện phải thử một lần cho nhớ.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Các "Mì chính cánh" ngày ấy

   Vô tình xem được sổ lưu niệm của "nửa kia", mõ blog đã sưu tập được một bộ ảnh của các "mì chính cánh" ngày ấy. Xin mời các bạn k10 chiêm ngưỡng lại và nếu ai có kỷ niệm gì với các "o" này thì xin phát biểu nhé. Ghi chú : các o này bây giờ 90%  đã lên chức bà cả rồi.

Đầu lòng ba ả tố nga
Thúy Định là chị, em là Thúy Mai