Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Lễ hội bia của Hùng bò ở Quảng Ninh

    Chiều hôm qua, lễ hội bia của Hùng bò được long trọng tổ chức ở Thành phố Hạ Long Quảng Ninh. Đoàn "đại biểu" của Hội Cơ điện HN, sau một tuần thông báo trên blog cũng gom góp được một đội hình với  thành phần vá víu bao gồm mõ k10, phó mõ k6, ông "con dê k10" kiêm ca sĩ hát nhạc chế, Long con đại diện cho tỉnh Nam Định và bác Ngô Dong CSVk6-k10c đại diện cho vùng than Mạo khê. Mỗi người xuất phát một nơi song cuối cùng cũng hẹn hò và gặp nhau tại ngã tư Lòong Toòng đầu cầu Bãi Cháy. Sau khi ăn trưa và về khách sạn nghỉ ngơi, đúng 4g chiều cả đoàn kéo ra lễ hội được tổ chức gần đó.
    Được khởi động vào lúc 4g chiều, tuy nhiên trời nắng nóng nên phải đến hơn 5g Hùng bò mới lên sân khấu khai mạc lễ hội. Sau các bài diễn văn chào mừng của các quan chức ngành bia và của địa phương thì nổi bật hơn cả là sự kiện Hội cơ điện Quảng Ninh, dẫn đầu là bác Đào Bá Văn CSV k5-k9 cùng các đàn em k10, k20 - k30 cơ điện lên sân khấu chúc mừng và tặng lẵng hoa cho ông tổng bia Hùng bò.
   Với những tràng pháo tay, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, tiếng zô bia vui vẻ, ...lễ hội đã diễn ra thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng vui vẻ và thân thiện cho người dân thành phố "rồng hạ" và cả vùng than của Tổ Quốc.  Sau đây là một vài hình ảnh về lễ hội mà mõ blog đã tranh thủ ghi lại được.

5 con sâu bia từ hướng HN kéo xuống

MIỀN TÂY NAM BỘ (tiếp theo 2)

4. Con gái miền tây:
Sông Mekong vào Miền Tây bằng hai nhánh sau khi tắm rửa cho đồng bằng Cửu Long  xong mới đổ ra biển Đông  qua 9 cửa. Mùa khô  nước sông hiền hòa êm dịu, mùa nước mênh mông ngập tràn . Chính vì vậy, nó tạo cho con gái Miền Tây mỗi vùng một khác.
Con gái Long An thừa hưởng một vùng phèn rộng lớn Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ và nước biển Cần Đước, Cần Giuộc nên nước đã ăn sâu vào cơ thể từ bao đời, có ra nước ngoài tắm trắng cũng không thay đổi được màu da đặc trưng này. Tuy vậy, những cô gái vùng này do cần cù làm ăn nên có đức hạnh của con gái nông thôn "trung dũng, kiên cường" hình thức thua kém nhưng quen được ai thì yên tâm.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

VE MIEN TAY UONG RUOU


 Nhân tiện bạn Tiến viết bài về miền Tây, tôi cũng góp vui với các bạn một vài "ly". Hồi mới ra trường, nơi tôi công tác đầu tiên chính là miền Tây, Vĩnh Long, Cần Thơ..Miền Tây đã để lại trong tôi những ấn tượng, kỷ niệm thật khó quên. Chuyện về đất và người Miền Tây thì nhiều, nay tôi mượn một bài của chú em Đàm Hà Phú "uống rượu, làm thơ, giang hồ nửa buổi" để kể với các bạn về cách uống rượu của người miền Tây. Dân miền Tây nhiều vùng phát âm chữ "R" thành "G" (đi ga đi gô) và uống rượu thành "uống gụ".

Về miền tây uống "gụ"

cho những người từng xưng "đế"

Ở miền tây (không viết hoa, bao gồm cả một phần Sài Gòn và kéo dài đến mũi Cà Mau), rượu thường được phát âm là "gụ", một phần do người miền tây phát âm chữ "r" hơi khó, riết thành quen. Bây giờ nghe nói "uống gụ" thấy thân thương quá, thấy muốn uống liền.

MIỀN TÂY NAM BỘ (tiếp theo)


3. Món ăn:
Món ăn Nam Bộ có rất nhiều, mỗi tỉnh có cách chế biến riêng do chất đồng quê có khác nhau, nhưng cùng chung nhau tên giọi. Có lẽ thú vị nhất ở Miền Tây là Lẩu Mắm, xin giới thiệu xem có đáng giá không nhe.
Vùng nào có nhiều cá tôm thì có mắm, quê tôi Nam Định ngày trước nhà nào cũng có "chum mắm" (nay chắc không còn nữa), nhưng ở miền Tây Nam Bộ bây giờ chỗ nào cũng có mắm với có rất nhiều loại: mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá sặt, mắm cá chốt … mỗi loại mắm cho một loại lẩu có vị khác nhau thơm, ngọt khác nhau chỉ dân sành điệu mới biết.
Lẩu mắm: Với nguyên liệu và cách làm một nồi lẩu mắm bạn xem có đáng thưởng thức không.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

MIỀN TÂY NAM BỘ


    Trần Tiến IA
Cách thủ đô 2.000 km, vùng đất Đồng bằng Cửu long tận cùng đất nước, dân Cơ Điện ít người biết đến. Nhưng nơi đây có rất nhiều điều cần giới thiệu cho ai đã và sẽ "phượt" vô đây nên  tham khảo để có dịp làm phong phú thêm câu chuyện bên vại bia Hà Nội.
1. Sông nước:
Từ TP. HCM theo đường bộ về Miền Tây sẽ thấy một vùng đất bằng phẳng chạy dài với rất nhiều sông và các kênh rạch đặc trưng cho một vùng đồng băng phì nhiêu. Về Miền Tây không thể không nói về các con sông.
Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là thủ phủ của Long An "trung dũng kiên cường" đặc biệt của hai sông này là quanh năm nước trong xanh, lững lờ êm ả. Nhiệm vụ của hai sông này là đẩy nước phèn vùng Tây Ninh, Đồng Tháp mười ra biển. Thượng nguồn của nó là những rừng tràm và những vùng đất khô chỉ có củ khoai, củ mì (sắn) là đặc sản của đất thép Củ Chi, Tây Ninh.Con gái vùng lưu vực này nhìn bàn chân là biết? Đăc biệt vùng náy có lẩu mắm Long An "ăn một lần sẽ nhớ mãi" với món mắm cá và các loại rau lấy từ sông Vàm cỏ, dân Cơ Điện phải thử một lần cho nhớ.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Các "Mì chính cánh" ngày ấy

   Vô tình xem được sổ lưu niệm của "nửa kia", mõ blog đã sưu tập được một bộ ảnh của các "mì chính cánh" ngày ấy. Xin mời các bạn k10 chiêm ngưỡng lại và nếu ai có kỷ niệm gì với các "o" này thì xin phát biểu nhé. Ghi chú : các o này bây giờ 90%  đã lên chức bà cả rồi.

Đầu lòng ba ả tố nga
Thúy Định là chị, em là Thúy Mai

Ngày ấy - bây giờ (phần 2)

§óng lµ cã nhiÒu ngư­êi sau ®óng ba m­ư¬i n¨m míi l¹i gÆp nhau thËt, nh÷ng khu«n mÆt ngµy Êy, sao giê nh×n thÊy kh¸c l¹, tr­ưíc ®©y lµ c¶nh dôt rÌ, bÏn lÏn, ngËp ngõng khi lµm thñ tôc nhËp tr­ưêng, b©y giê lµ nh÷ng khu«n mÆt tù tin, phÊn khëi, hµo høng khi gÆp l¹i nhau.
           

canh chua

bai hoc vao nam bo

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Một chuyến tầu hỏa "ngày ấy"

   Ngµy Êy ®©u ®ư­îc ®i xe sang träng nhu thÕ nµy, ngåi « t« tr«ng nh­ư trong m¸y bay vËy. Tr­ưíc ®©y lµ c¶nh b¸m tµu c¬ mµ, cã anh nµo nhËn ra m×nh hay b¹n m×nh ®ang ngåi trªn nãc toa hay b¸m cöa tµu ho¶ kh«ng. Tac giả bức ảnh nµy lµ ai vµ chụp bức ảnh nµy vµo thời gian nµo vËy.

Ai trong số k10 chúng ta đã từng ngồi nóc tàu
 hay chui vào hộp đựng đồ của tàu như thế này không?

Ngày ấy- bây giờ (phần 2)

    Vừa rồi Hùng bò có gửi cho blog k10 bản thảo của cuốn kỷ yếu k10 cơ điện - ngày ấy và bây giờ phần 2 và đề nghị mõ blog cho đăng tải phần này thay vì xuất bản dưới dạng sách như cuốn kỷ yếu đã có. Đây là một ý tưởng hay vì tiết kiệm được khá nhiều chi phí và chủ yếu là nội dung kỷ yếu qua phương tiện blog sẽ được truyền tải một cách nhanh chóng và  sinh động đến được khá đông đảo bạn đọc k10 gần xa.
   Nội dung chủ yếu của bản thảo cuốn kỷ yếu phần 2 là những hình ảnh và lời văn mô tả lại không khí vui mừng, trang trọng và cảm động của lễ hội k10 Ngày ấy & bây giờ nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra trường và 25 năm ngày vào trường tại hồ Núi Cốc và tại trường cũ (ĐH kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên)trong hai ngày 24-25/10/2009