Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

TÂY NGUYÊN XƯA VÀ NAY

                                                                                                            Trần Tiến IA
Tây Nguyên xưa:
Tây Nguyên xưa hùng vĩ và bí ẩn với bạt ngàn rừng xanh đã là cảm hứng của bao nhạc sỹ bộ đội, nơi đây đã có những "chú nai vàng dương đôi tai ngơ ngác", những dòng "suối hát" theo bước chân các anh bộ đội và đặc biệt hơn đã từng một thời "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Trong ký ức của các anh khóa trước đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng, thì hình ảnh về Tây Nguyên chắc còn in đậm với muôn vàn kỷ niệm về rừng, về rau rừng, về cây rừng, về thú rừng, về những dòng suối rừng và về những cuộc hành quan xuyên rừng gian khổ. Những câu truyện anh Luân, anh Thịnh và các anh đi bộ đội về kể lại ngày ấy bên ly trà Thái Nguyên làm tôi vẫn còn nhớ và cũng luân hình dung về Tây Nguyên như vây. Tây Nguyên với những bản trường ca, những bài hát hùng tráng, tôi còn nhớ mãi bài hát "sông Đăkrong mùa xuân lại về" anh Nguyễn Trọng Luân hát ngày nào.
Tây nguyên nay:
Thế nhưng, Tây Nguyên nay đã hoàn toàn khác, nếu các anh bộ đội khi xưa có dịp làm một chuyến du hành dọc Tây Nguyên, tất nhiên không phải hành quân hai ba tháng như xưa mà bằng xe cơ giới, chắc chẳn phải vô cùng ngạc nhiên với Tây Nguyên ngày nay.
Rừng xưa đâu hết rồi? chắc hẳn đó là câu hỏi đâu tiên của các anh! Vâng, với sức công phá một cách tàn bạo của con người, chỉ trong vòng mười năm thôi, những khu rừng già xưa đã biến mất thậm chí cả gốc cây rừng cũng không còn. Các anh có biết họ phá cây rừng (phải gọi là phá mới đúng) như thế nào không? Họ chỉ chặt nửa thân cây của các cây từ dưới lên dần đỉnh núi, cây trên đỉnh mới chặt cho cây đổ và tự cây này  đổ đè làm gãy các cây phía dưới, đây là sáng kiến của các "lâm tặc" miền Bắc vào phá rừng đấy. Cứ như vậy, suốt dọc Tây Nguyên rừng già đã dần biến mất và để lại sự trần trụi khô cằn của đất đỏ bazan cao nguyên.
Vây nay Tây Nguyên là gì? Chúng ta cũng phải cảm ơn những "lâm tặc", họ đã góp phần giải quyết biến rừng nhiệt đới thành rừng cây công nghiệp. các anh có thể thấy Tây Nguyên bây giờ là rừng cao su, cà phê, tiêu, điều. Tất nhiên cùng còn một số khu bảo tồn (Bù Gia Mập, Yok Đôn, Cát Tiên… ). Những bạt ngàn rừng cây công nghiệp đã đem lại cuộc sống mới cho Tây Nguyên, những địa danh mới với người dân các tỉnh phía Bắc tràn ngập đã và đang lấp đầy vùng đất này. Họ dồn người dân tộc vào sâu trong núi, như khi xưa anh hùng Núp đưa dân tránh Pháp. Dân số Tây Nguyên tăng rất nhanh, theo thống kê năm 1976 dân số 5 tỉnh Tây nguyên (KonTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) mới có 1.222.000 người đến năm 2009 là 5.107.437 người (nếu tính cả số lượng di dân tự do khoảng 6 triệu người). Tây Nguyên nay không hoang sơ bởi sự đồng hóa của miền Bắc, miền xuôi.
Ở Tây Nguyên còn có vùng thung lũng tạo thành một đồng bằng rộng A yunpa (Phú Bổn xưa). Nhờ có công trình thủy lợi, mà chúng tôi đã tham gia xây dựng, nơi đây đã tạo nên một vựa lúa giữa Tây Nguyên, các anh có thể thấy một vùng đồng bằng giống  đồng bằng Bắc Bộ những năm 70, 80. có cá đồng tự nhiên, có cua đầy đồng mà phía bắc phải thèm, có những chú gà, vịt thả rông và tất nhiên còn có những đặc sản thú rừng tự nhiên.
Chính vì vậy, tôi có ông bạn đã tự nhận là ba Tây (sinh ở Tây bắc phiêu bạt lấy vợ Tây Nam Bộ , hiện đang cắm chốt làm ăn ở Tây Nguyên) đang yên tâm an cư tại đây.
Tây Nguyên có gì hay? Nói đến Tây Nguyên phải nhớ ngay đến "ly ca phê Ban Mê" cà phê ở đây cực ngon, rất thơm và đậm đến mức nếu uống không quen có thể say nâng nâng cả ngày. Tây Nguyên còn là gió nếu buổi tối uống nước quán ngoài trời ở Buôn Mê Thuật người yếu bóng vía chắc không dám ngồi vì "cao nguyên lộng gió" mà. Một đặc sản không đâu có là Amakong, loại thuốc rất phù hợp với các bác K10, loại thuốc này có khả năng khôi phục sinh lực rất tốt (theo quảng cáo của ông Amakong), ai đi Tây Nguyên nhớ lên bản Đôn mua mấy thang đặc biệt về ngâm nhé. Tất nhiên, dù bị tàn phá rừng già, nhưng Tây Nguyên vẫn có những đặc sản về rừng, rất tươi, sống và hoàn toàn tự nhiên không như hươu, nai bán ở chùa Hương. Và rượu cần đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, những căn nhà rông, cồng chiêng và các lễ hội. Đến bản Đôn cưỡi voi vượt sông Sêrêpôk  và tìm các bí ẩn Tây Nguyên.
Ai chưa đến Tây Nguyên hãy nên đi một lần để tìm hiểu, vì nếu không nay mai Tây Nguyên chỉ còn trên sách vở thôi.

8 nhận xét:

  1. Tiến thân mến . Không biết bây giờ Tiến đang ở đâu ?Luân đang ở giữa lòng Hà nội mà vẫn rưng rưng nhớ Tây nguyên . Bởi Đoạn đời đẹp nhất mình gửi lại nơi này .Bởi nơi đó nhiều bè bạn mình nằm lại mãi không về . Rất nhiều SV cơ điện đã hoá thân vào đất đỏ cao nguyên để bây giờ núi rừng Tây nguyên rưng rưng màu vàng hoa Cúc , để bây giờ ngăn ngắt xanh bạt ngàn những rừng cà phê rừng hồ tiêu . Mình dã cùng vợ trở lại tây nguyên tìm mộ đồng đội . Chuyến đi ấy mình đã viết truyện kí " HOa cúc dại cuối mùa ". Tiến gõ vào trang vannghequandoi , rồi gõ phần bút kí sẽ có bài ấy . và sẽ hiểu Tây nguyên trong lòng người lính như mình bây giờ . thân ái chào Tiến , và chúc bạn khoẻ HP. Luân

    Trả lờiXóa
  2. Tôi rất đồng cảm với bạn Tiến về mảnh đất Tây nguyên lịch sử ,những năm chiến tranh chống Mỹ tôi không có may mắn chiến đấu tại TN tuy nhiên năm 2007 tôi đã rất may mắn được đến Buôn mê thuật thăm và làm việc tại công trình thủy điện Buôn khốp , phải nói rằng đất TN thật màu mỡ ,người dân ở đây nói rằng chỉ Cần tra hạt Ngô xuống đất là hạt nảy mầm ra Hoa kết bắp không Cần bón phân như một số vùng khác .người dân Tây nguyên thật thà dễ chịu.Đến thăm TN mà không đến Bản đôn thì thật vô lý ,nhưng đến rồi thì thật thất vọng .Khi chưa đến trong Đầu tôi luôn có một ý nghĩ đã là bản phải có cây to ,rừng già như thời chúng tôi ở rừng Trường Sơn ,hay rừng Lạng Sơn nơi Đại học Bách khoa sơ tán .Bản đôn nên có chính sách Đầu tư du lịch ,muốn làm được điều đó phải trồng ngay thật nhiều cây to ,tạo quần thể bản ,có như vậy mới thu hút được nhiều khách du lịch và tạo sự thích thú cho họ muốn quay lại .Tuy nhiên đến BĐ bạn sẽ được ngồi nhậu bên dòng suối Thơ mộng ,đi qua cầu treo rung rinh dưới vòm lá xanh rì ,nghe tiếng chim hót líu lo chỉ có TN mới có ,bạn sẽ được thưởng thức đặc sản TN ,thưởng ngoạn ly cà phê bên dòng suối Thơ mộng khi chiều về .Ôi Ban mê hùng vĩ đáng yêu .

    Trả lờiXóa
  3. Chào anh Luân! Em đã đọc bút ký của anh, đúng là Tây Nguyên đã chứng kiến một cuộc chiến tranh ác liệt, đã để lại những kỷ niệm không bao giờ quên cho các anh, những anh bộ đội trí thức ngày nào.
    Ở TP. HCM, em chỉ nhìn nhận tây Nguyên hùng vĩ theo góc độ ngày nay thôi. Nếu nhà nước ta có một qui hoạt tốt, một cái nhìn hiện đại cho nền kinh tế , một sự quản lý khoa học, thì chắc rằng tương lai của Tây Nguyên sẽ đẹp hơn, sẽ là một vùng kinh tế đầy tiềm năng chứ không chỉ “bát nháo” như hiện nay.
    Còn với chúng ta, đơn thuần là “Cựu Cơ Điện” thì hãy cùng nhau khám phá để hiểu thêm một vùng đất mới của đất nước. Nơi đây đã từng là một vùng núi rừng “không một dấu chân người” để nhớ lại về lịch sử của nó và hy vọng về nó.

    Trả lờiXóa
  4. Chào Tiến!Long NĐ đây.Lâu lắm không gặp.Sao biệt tăm vậy.Chỉ có Cường "gật gù"hay qua NĐ là mình hay gặp thôi.Nhưng thằng này thì chưa thấy trên blogk10 bao giờ.Mình đã đọc những gì bạn viết.Không ngờ k10i lại có người có trải nghiệm nhiều về miền Tây và Tây nguyên như Tiến.Tớ thấy cánh" điên nặng"các cậu sao kín như bưng chẳng chịu "điên" một chút cho vui vẻ.30.7.2011 này tớ sẽ có dịp bay vào Plâyku rồi qua Gia rai đến Buôn mê thuột rồi về Đà nẵng.Trong 5 ngày đó chắc mình sẽ được trải nghiệm những điều bạn viết về Tây nguyên quê hương của anh Hùng Núp.Đi để biết "bát nháo "ở Tây nguyên thế nào thôi chứ đâu chả "bát nháo".Nó là sản phẩm sản xuất hàng loạt rooif tránh sao được?

    Trả lờiXóa
  5. Chào Long "con" Bà Triệu Nam Định, mình biệt tăm vì vào QK9 (Cần Thơ) nên mất liên lạc, cũng thường xuyên về nhà qua Nam Định nhưng khó kiếm các bác quá. Còn những gì về miền Nam, các bác tìm hiểu thêm trên mạng, vì họ nói nhiều, mình chỉ đưa ra một vài điều mà mình đã chứng kiến thôi. Các bác đừng quên ngoài Hà Nội chúng ta còn rất nhiều điều cần biết.

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn Trần Tiến vẫn còn nhớ cả nơi ở cũ nhà mình ở Bà triệu.Nay nơi đó hiện khoá để đó.Mình hiện ở 96 Trần Đăng Ninh Nam định cách ga 200m.Dịp nào về quê ghé chơi nhé.Mình chưa lên Tây nguyên nhưng cũng có 2 năm "tim đường cứu nhà "ở SG .Năm ngoái từ Hà nội bay sang Xiêm riệp rồi theo đường bộ về Phnompenh về qua Châu đốc ,Long xuyên ,Cần thơ rồi bay về HN cũng gọi là biết sơ sơ về miền Tây quê vợ bạn.Mình luôn trân trọng tình cảm của người Miền Tây dù nhìn nhận ở góc độ nào.Số máy của mình :0913328943-0919821159

    Trả lờiXóa
  7. Vợ tôi cũng quê Nam Định nhé, không phải miền Tay đâu Long ạ?

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Trọng Bằnglúc 18:12 28 tháng 7, 2011

    Đọc bài ký Tây Nguyên của Tiến thấy hấp dẫn quá, mình chưa có dịp đến Tây Nguyên, chỉ biết Tây Nguyên qua những câu chuyện, bài hát và những con người nổi tiếng như Anh hùng Núp, Kan Lịch, Y Moan, Siu Blach…Có lẽ nên bổ sung vào chương trình du Nam cuối năm, nên ghé thăm Tây Nguyên nữa thì thật tuyệt vời!

    Trả lờiXóa