Phía sau vụ cháy xưởng may ở Tân Dân còn nhiều điều đáng nói, nhất là trách nhiệm trước sinh mạng của đồng loại.
Đứng xem lửa thiêu chết bà con cùng làng
“Ngọn lửa bùng lên! Thấy hơn chục thanh niên trai tráng đứng nhìn, vừa cố gắng dập lửa, vừa cứu người, tôi gào lên van xin “các anh ơi cứu với...”. Họ vẫn đứng yên xem đám cháy bùng lên dữ dội chỉ cách đó hơn 20 mét. Họ chỉ cần giúp một tay phá mảng tường phía sau bằng gạch ba-banh thì sẽ cứu được tất cả. Sẽ không có ai bị chết...”, chịBùi Thị Thêm (39 tuổi, công nhân may mắn thoát chết) nói trong nước mắt.
Đứng xem lửa thiêu chết bà con cùng làng
“Ngọn lửa bùng lên! Thấy hơn chục thanh niên trai tráng đứng nhìn, vừa cố gắng dập lửa, vừa cứu người, tôi gào lên van xin “các anh ơi cứu với...”. Họ vẫn đứng yên xem đám cháy bùng lên dữ dội chỉ cách đó hơn 20 mét. Họ chỉ cần giúp một tay phá mảng tường phía sau bằng gạch ba-banh thì sẽ cứu được tất cả. Sẽ không có ai bị chết...”, chị
Chị Thêm cũng chính là người đã ngăn cản hai thợ hàn tiếp tục công việc vì thấy muội hàn rơi xuống xốp lót nền, vật liệu da giầy để dưới đất. Nhưng, hai thợ hàn này không hề đếm xỉa, chỉ buông một câu “không việc gì đâu!”. Chị Thêm có hai đứa cháu bị chết thảm và hai đứa cháu bị bỏng rất nặng trong vụ cháy này.
Giờ đây, hễ ai hỏi chuyện, chị Thêm chỉ biết ôm mặt khóc: “Sao họ lại nhẫn tâm đến thế. Toàn người cùng làng với nhau cả... Sao họ lại không cứu giúp trong khi người ta kêu cứu thảm thiết”.
Chỉ một phút bất cẩn, vụ cháy có thể nói là rất nhỏ bắt nguồn từ muội hàn nhưng đã gây ra thảm họa kinh hoàng, quá khủng khiếp với 13 người chết và 25 người bị bỏng rất nặng trong vòng gần một tiếng đồng hồ tại xưởng may mũi giầy nhỏ, rộng 150 m2 (rộng 5 m và dài 30 m) ở xã Tân Dân, huyện An Lão,
Xưởng may này chỉ có một đường ra vào duy nhất là cửa chính, không có bất cứ thiết bị phòng cháy nào... Tuy nhiên, mặt phía sau xưởng giáp với cánh đồng nên chỉ cần vài người phá mảng tường được xây tạm bợ bằng gạch ba-banh thì hậu quả chắc chắn là sẽ được giảm thiểu. “Nhẫn tâm! Họ đã “giết” chết 13 người dân cùng làng”, nhiều người lắc đầu ngao ngán.
Một tuần trôi qua, bầu không khí tang tóc vẫn bao trùm ngôi làng bé nhỏ thuần nông Tân Dân. Nhưng, nỗi đau khác sẽ khắc sâu mãi là sự vô cảm đến nhẫn tâm của những người đứng xem ngọn lửa thiêu chết bà con cùng làng.
Luật sư Lê Nguyên Bằng (Trưởng văn phòng Luật Nguyên Bằng, Hải Phòng) nói: “Nếu đúng như chị Bùi Thị Thêm kể và việc xác minh điều tra chứng minh rõ thái độ của những thanh niên cùng làng đứng cách đó không xa thấy lửa bốc cháy dữ dội và người kêu cứu mà họ không cứu giúp thì về lương tâm, đạo đức họ thực sự đáng lên án. Bộ luật Hình sự cũng quy định tại điều 102 “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”. Hậu quả vụ cháy tại xã Tân Dân là đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế, cơ quan chức năng cần điều tra về hành vi trên, xử lí nghiêm để cảnh báo chung. Gần đây, những vụ án xảy ra hậu quả nghiêm trọng do sự vô cảm của một vài người không cứu giúp đã bị pháp luật xử lí.”
Lời bàn : Luật sư nói thế thôi, rồi cũng chìm vào quên lãng, chả có ai bị truy cứu hết. Nền giáo dục của ta hiện nay đang đào tạo ra một lớp người vô cảm với xã hội, với đồng loại. Mải mưu sinh và coi đồng tiền là trên hết, họ thực sự chả cần quan tâm đến ai trừ chính bản thân họ. Xem người dân Nhật Bản giúp nhau trong cơn hoạn nạn động đất và sóng thần mà ta thấy hổ thẹn cho ta vậy. Buồn lắm thay.
Chuyện xã hội, xấu nhiều mà tốt cũng nhiều, những chuyện như "những kẻ nhẫn tâm" mà hoik10cd đã nêu trên đây đúng là không thiếu, chúng ta vừa cần lên án những kẻ nhẫn tâm, vừa cần hỗ trợ giúp đỡ người bị nạn.
Trả lờiXóaTuy nhiên, những chuyện như “chuyện nhỏ mà không nhỏ” cũng rất nhiều và đáng để chúng ta suy nghĩ, học tập .
Hàng ngày báo chí chỉ mải chạy tin giật gân, cướp của, giết người, hiếp dâm, tham ô, hủ hóa (có thế người ta mới mua báo), còn những tin “người tốt, việc tốt” thì không đăng mấy.
Chúng ta cũng hàng ngày chăm chỉ đọc báo viết, báo mạng, xem tivi: hãy tự hỏi chúng ta thường đọc những tin loại nào…
Chúng ta đọc và căm phẫn những tên cướp của, giết người, hiếp dâm, tham ô, hủ hóa… nhưng chúng ta đã làm gì để chống lại chúng.
Ra đường thấy bọn trẻ hung hăng đánh chém…chúng ta né hay nhẩy vào can thiệp…
Chuyện tham nhũng, vô trách nhiệm ở ngay cơ quan chúng ta làm, ở ngay địa bàn chúng ta ở…chúng ta lên án hay né… và chỉ lên án các sự việc đó xảy ra ở nơi khác, của những người khác không liên quan đến ta…
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
2. Blog K10 đăng hai bài “Những kẻ nhẫn tâm” và “Chuyện nhỏ mà không nhỏ”, vô tình đưa người đọc trải qua hai thái độ suy nghĩ đối nghịch nhau: một là hết sức bất bình và phẫn uất trước sự vô cảm đến kinh tởm của “CON NGƯỜI” đối với đồng loại, và thứ hai hàng loạt những ứng xử bình dị, vị tha giầu lòng nhân ái và cũng rất “CON NGƯỜI” với nhau. Đó là hai mặt đối lập luôn luôn tồn tại trong mỗi con người, sự thắng thế của mặt này hay mặt kia tùy thuộc vào nền văn hóa và giáo dục của con người đó. Hy vọng rằng, các bài viết trên sẽ giúp cho bạn đọc blog K10 một cách nhìn rõ nét hơn ranh giới rất mỏng manh của hai trạng thái ứng xử đó, để sống đúng mình, đúng TÌNH CƠ ĐIỆN!
Trả lờiXóaNgày 17-8-2011 tại quân Bình Thạnh, TP.HCM xẩy ra hỏa hoạn tại một căn nhà gỗ của dân. Căn nhà cháy bị khóa cửa trong, có tiếng la khóc của trẻ con, lập tức một người đàn ông phá cửa lao vào đưa được hai cháu bé khoảng 8 tuổi ra ngoài an toàn, riêng người đàn ông bị phỏng khá nặng ở lưng. Khi phóng viên tìm gặp người đàn ông để ghi hình và hỏi tên tuổi, người này khoát tay nói: “Đừng đưa lên báo làm gì, đây chỉ là việc bình thường, nhất là cứu những đứa trẻ” (báo NLĐ ngày 18-8)
Trả lờiXóaHành động của người đàn ông này và các hiệp sỹ bắt cướp ở Bình Dương so với việc các thanh niên An Lão, Hải Phòng nói riêng và những vụ việc khác nói chung mới thấy trong xã hội còn nhiều người có những hành động dũng cảm, sẵn sàng làm việc nghĩa, không vì danh vọng. Rất đáng biểu dương khen ngợi những hành động nhỏ mà không nhỏ này.