Hôm nay 5/9 là ngày toàn dân đưa con em tới trường mở đầu một năm học mới. Một năm học mới của ngành giáo dục với biết bao công việc và những suy nghĩ bộn bề. Cải cách giáo dục theo hướng nào đây để thoát được những chỉ trích nặng nề từ phía xã hội, công luận bao nhiêu năm qua vẫn cho rằng ngành giáo dục đang luẩn quẩn chưa thoát ra được những cải cách mang tính đối phó, vụn vặt theo kiểu sai đâu sửa đấy mà chưa có một chiến lược dài hơi, căn cơ để đưa nền giáo dục nước nhà đổi mới căn bản, đi đúng hướng và phát triển ổn định. Để có một cái nhìn tương đối tổng thể về hiện trạng nền giáo dục nước nhà, BBT xin giới thiệu với bạn đọc một bài viết khá sâu sắc dưới đây :
" Ngày nay có lẽ không còn một quốc gia nào nghi ngờ vai trò quyết định của giáo dục đối với sự phát triển của mình .Việt Nam là một trong các quốc gia đã sớm nhận ra điều này .Hòa bình lập lại trong thư gửi cho thiếu nhi toàn quốc nhân dịp trung thu Bác Hồ có viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không ?Dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không ? đó là nhờ công học tập của các cháu .Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng ca ngợi :“nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý ”.Rồi còn biết bao những lời hay ý đẹp dành cho các thày cô , cho sự nghiệp trồng người,cho ngành giáo dục .Và người dân Việt Nam tràn đầy hy vọng với sự coi trọng giáo dục như vây đất nước mình sẽ sớm cất cánh trở thành con rồng châu Á .
Chiến tranh qua đi , đất nước hòa bình thống nhất , thấm thoát 10 năm , 20 năm , 34 năm nhìn lại Việt Nam vẫn là nước nghèo , tụt hậu với cả những nước trước đây kém phát triển hơn mình. Đổ cho nguyên nhân do chiến tranh thì chiến tranh đã qua từ lâu và thực tế cũng thời gian đó sau chiến tranh nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ diệu . Người ta bèn tìm ra cái nguyên nhân làm cho nước nghèo , tụt hậu là bởi giáo dục Việt Nam trì trệ, lạc hậu,…Và thế là một cuộc “khám bệnh ,kê đơn ,bốc thuốc” cho “con bệnh giáo dục Việt Nam” bắt đầu .Trên các diễn đàn các chuyên gia giỏi ,các nhà giáo lâu năm , các nhà hoạch định chiến lược, các nhà … đã tìm ra rất nhiều căn bệnh của giáo dục Việt Nam .Từ những căn bệnh có thể coi như trầm trọng nhất như “sai về triết lý giáo dục”đến những căn bệnh mắc phải cũng chỉ vì mong muốn tiến bộ như “bệnh thành tích”.Có những căn bệnh tưởng chừng như không thể nào chữa được vì nó rơi vào vòng luẩn quẩn đó là bệnh “nghèo nên không có tiền làm giáo dục ”.Rồi những căn bênh tưởng như chữa dễ như bỡn “chưa chọn được lãnh đạo ngành giáo dục giỏi” vì Việt Nam không bao giờ thiếu người tài .Tất nhiên căn bệnh phổ biến tham nhũng ,lãng phí thì “con bệnh giáo dục Việt Nam”cũng không thể tránh khỏi … .Với một cơ thể bệnh tật đầy mình như “con bệnh giáo dục Việt Nam”thì việc coi bất kỳ một bệnh nào trong các bệnh nêu trên là bệnh cần chữa ngay nghe ra đều có lý .Một cuộc “bốc thuốc” cho “con bệnh giáo dục Việt Nam” bắt đầu .Để chữa căn bệnh “chương trình giáo dục lạc hậu”người ta tiến hành cải cách giáo dục nâng thời gian học phổ thông từ 10 lên 12 năm , sửa đổi chương trình , viết lại sách giáo khoa.Để chữa căn bệnh “sa sút đạo đức nghề nghiệp của giáo viên ” người ta đề ra khẩu hiệu “mỗi thày cô giáo là một tấm gương sang cho học sinh noi theo”, “trường học thân thiện ,học sinh tích cực”. Để chữa căn bệnh “nghèo nên không có tiền làm giáo dục ”người ta vay tiền nước ngoài , thu hút các dự án đầu tư cho giáo dục , xã hội hóa giáo dục (thực chất là bắt toàn dân đóng góp tiền cho giáo dục) . Để chữa căn bệnh “thi cử không nghiêm túc ảnh hưởng đến chất lượng ”, “bệnh thành tích” người ta vận động phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”.Còn bệnh “tham nhũng , lãng phí trong ngành giáo dục” luôn có một liều thuốc chung cho cả các ngành khác nữa đó là các chỉ thị nghị quyết của đảng về chống tham nhũng , lãng phí thường xuyên được nhắc lại , đổi mới câu chữ .Ngành giáo dục còn thay ông bộ trưởng vốn là tiến sĩ ở Liên Xô cũ bằng một ông tiến sĩ tốt nghiệp ở đại học Har vard Hoa Kỳ (nơi được coi là có nền giáo dục tân tiến trên thế giới).Coi giáo dục đại học là đầu tàu người ta cũng dự kiến phấn đấu trong 15 năm tới Việt Nam sẽ có 5 trường đại học đẳng cấp quốc tế , có thêm hàng nghìn tiến sĩ .Mục tiêu nâng cao dân trí của giáo dục cũng được người ta hết sức chú trọng thậm chí còn sốt sắng để hoàn thành gấp bằng cách mở thêm rất nhiều trường đại học ở các địa phương đa dạng hóa các loại hình đào tạo như tại chức , từ xa ,liên kết , liên thông .Có câu chuyện thật mà như bịa :thành phố nọ ra chỉ tiêu phấn đấu để sau vài năm tới 100% thành ủy viên có bằng tiến sĩ.
Như vậy với mỗi một căn bệnh dù nặng , dù nhẹ của giáo dục dều có một liều thuốc tương ứng .Và người dân Việt Nam vốn có truyền thống lạc quan , kiên nhẫn lại chờ đợi , hy vọng .Chưa dám mơ một nền giáo dục tiên tiến nhưng một hy vọng rất khiêm tốn là nền giáo dục Việt Nam có những biến chuyển tích cực của người dân vẫn chưa có được .Bức tranh thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay trong đó giáo dục là một chi tiết đã phơi bày tất cả .Cải cách giáo dục dư luận đánh giá là thất bại, các vị “tư lệnh” của cuộc cải cách không lên tiếng có nghĩa là chấp nhận .Chương trình ,sách giáo khoa phổ thông sau bao lần viết đi viết lại vẫn thấy chưa ổn và có thể tiếp tục phải viết lại . Thất thoát lãng phí trong giáo dục ngày càng tăng được đo bằng tỷ lệ giữa tiền nhà nước ,tiền nhân dân , tiền vay của nước ngoài chi cho giáo dục rất nhiều nhưng hiệu quả thu được rất ít . Ngày khai trường hàng năm cạnh không khí hồ hởi, phấn khởi khi đưa con em tới trường người dân còn bao nỗi âu lo về gánh nặng tài chính đóng góp cho việc học tập.Căn bệnh sính bằng cấp của xã hội Việt Nam ngày nay có thể cũng được sinh ra từ việc học hành thi cử không nghiêm của ngành giáo dục.Một mục tiêu của giáo dục là đào tạo nhân lực thì nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay được đánh giá là vừa thiếu, vừa yếu .Trong các kỳ họp hội đồng nhân dân , họp quốc hội nếu được tự do chất vấn thì giáo dục thường có nhiều chất vấn hơn các ngành khácvà cứ đều đều từ kỳ họp này đến kỳ họp khác vẫn những nội dung chất vấn được lặp đi lặp lại vì không sửa được .Bức tranh của giáo dục Việt Nam còn ảm đạm hơn nữa khi nhìn vào các thống kê của các tổ chức quốc tế khi đánh giá so sánh giáo dục các nước .
Những thực trạng của giáo dục nói trên cho thấy một điều người ta vẫn chưa tìm ra hoặc tìm ra nhưng không dám nói ra nguyên nhân làm cho “con bệnh giáo dục Việt Nam”chữa không khỏi mà xem chừng ngày càng nặng lên .Kết luận giáo dục Việt Nam trì trệ ,lạc hậu cũng chẳng phải là oan uổng cho ngành giáo dục .Nhưng kết luận đó có vẻ không công bằng vì ở Việt Nam hiện nay bất kỳ một ngành nào, một lĩnh vực nào,… cũng đầy rẫy những tiêu cực, những bất cập, những yếu kém ,…Đến đây thì nguyên nhân đã dần sáng tỏ .Một liên tưởng khôi hài nhưng cũng hợp lô gic và có điều gì bất kính xin ngành giáo dục lượng thứ : ngành giáo dục cũng giống như cô gái trong hai câu ca dao sau : “ Toét mắt là tại hướng đình .Cả làng cùng toét đâu mình riêng em ” .Cái “hướng đình” làm cho cả làng bị “toét mắt” đó chính là nguyên nhân phải chỉ ra" .
Tôi biết cái "hướng đình" ấy rồi, nó là cái đuôi của "kinh tế thị trường định.....". Chẳng biết có ai đồng ý với tôi không?
Trả lờiXóaTai quan chuc chinh phu co nhieu GSTS he tai chuc qua.
Trả lờiXóaTừ khi hai bà người Hà Nội đi chợ nói chuyện với nhau về chồng mình, một bà khoe "chồng tôi lái xe", một bà thở dài "may cho bác, còn chồng em là phó tiến sỹ ấy mà", tôi đã thấy nền giáo dục của ta hỏng rồi. Những năm con tôi đi học, tôi chỉ cho các cháu học các trường khu phố, phường, quận, không học thêm chỉ tự học là chính, trong khi bạn bè đua nhau chọn giáo viên, bắt con học thêm hết thầy này, cô kia, tôi càng thấy sự giáo dục sẽ không chấp nhận được. Khi con tôi vào ĐH trong nước, thì bạn bè cho con du học (tất nhiên là tự túc vì không thi được trường nào trong nước) tôi thấy càng buồn, vì chắc chắn cái mác ĐH nước ngoài sau này về sẽ làm "lãnh đạo"? Các lãnh đạo hiện nay chẳng biết có học thật ở Mỹ không hay chỉ thỉnh học ít ngày (kiểu thày bói xem voi) thế cũng được công nhận có bằng ĐH. Cái hỏng của xã hội ta ngày nay là vậy! Phải học ra học, học cho đàng hoàng như thời chúng ta,cầm giấy báo chúng tuyển ĐH hoàn toàn xứng đáng chứ như hiện nay giấy báo in sẵn có dự thi ĐH là vào ĐH hết vì ĐH cứ đua nhau mở, tỉnh nào cũng có ĐH khi cơ sở vật chất không có thì làm sao có một nền giao dục hiện đại được. Học sinh mẫu giáo tốt nghiệp cũng phải có bộ quần áo tiến sỹ khi xưa, không hiểu họ bày ra để làm gì? chẳng có văn hóa gì cả. Bác Hồ sống lại chắc cũng bó tay!
Trả lờiXóaBài viết mô tả khá chuấn xác thực trạng nền giáo dục Việt Nam mấy chục năm qua , nhưng tác giả vẫn không đủ cản đảm nói lên điều cần phải nói ?
Trả lờiXóaTác giả hơi bị nhầm đấy cái " hướng đình " ấy chỉ có một số ít người trong làng được hưởng " toét mắt " thôi .Hay nói toẹt ra là ai được hưởng lợi trong mớ bòng bong , bê bối nêu trên : là các quan chức , nhất là ngành giáo dục ! Xưa nay chúng ta luôn có thói quen tốt trân trọng ngành giáo dục là mô phạm , cao quí , thiêng liêng ... nhưng đâu biết rằng nơi đấy ổ dịch bệnh khủng kiếp nhất trong các ngành của xã hội .
xin viện dẫn một số việc ít được nhắc đến :
- Ở thập kỉ 80 thế kỉ trước ông thứ trưởng bộ ĐH&THTN họ Đinh được chỉ đạo kí một quyết định : Tuyển sinh hệ B - hệ đóng tiền cho các trường Đại học trong cả nước , nó là cứu cánh cho con cháu các quan chức , nhà giàu học dốt và nó cũng là thời điểm cáo chung cho chất lượng giáo dục Việt Nam cho đến bây giờ & chẳng biết đến bao giờ nữa mới cứu lại được như xưa? Từ đây các loại hình đào tạo biến tướng nở mọc như nấn . Đôi tượng thụ hưởng phổ cũng rất rộng : trường nào cũng có một lớp đối ngoại , hoặc đối tượng đối ngoại và cũng chỉ phục không ai khác con cháu quan chức và nhà giàu .
Điều tệ hại này đã thành hệ thống , mặc định cho ngành giáo dục là con cái quan chức không cần biết học hành , tu dưỡng ra sao : học bạ 12 năm học phổ thông phải " nuột , tuyệt đẹp " với lí do : cha , mẹ các cháu còn " phục vụ nhân dân " , không có thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái , nên giao cho các vị bên giao dục lo . Để sau đó có hồ sơ đẹp cho con đi du học rồi về bố trí sẵn ghế ngồi phụng sự Tổ Quốc .( Vị nào không tin hãy kiểm chứng thì sẽ biết ngay )
Phải nhắc đến một phần rất quan trọng chưa ai đề cập đến đó là : " không có học trò dốt , chỉ có thày giáo tồi !" như ai đó ngày trước đã nói :
Hãy xét ở cấp độ nền móng là giảng dạy cho các học trò cấp 1 : Hơn 60 năm qua gương mặt giáo viên cấp 1 là ai : là trình 7 + 1 ; 10 + 1 và mấy năn gần đây đang cố gắng phổ cập ĐH cấp 1 cho giáo viên thành phố bằng đào tạo từ xa, tại chức ... Người ta quan niệm bậc tiểu học chỉ cần giáo viên có trình độ như vậy là ổn ( như kiểu khám bệnh cho trẻ em chỉ cần hộ lý hay y tá là xong )thử hỏi rằng chất lượng nền học vấn lấy đâu ra ?
Phải nói thẳng những người có trách nhiệm có biết những điều này không ? Quá biết , nhưng vì lợi ích nhóm & bộ phận người ta có tình lờ đi để mặc hậu quả cho xã hội , cho đất nước .
Đau xót quá !
" Hiền tài " là nguyên khí Quốc gia , rồi trình độ dân trí VN ra sao đều trông chờ vào giáo dục ai cũng biết !? Kết quả sau hàng chục năm quá yếu kém so với tổng mức đầu tư các loại của xã hội . Nguyên nhân thì nhiều phân tích cả buổi không hết dễ có thể làm được mấy cái luận văn tiến sĩ ! Nhưng Tôi cho rằng các nhà làm công tác quản lí giáo dục đang định hướng sai : kiểu như "trăm hoa đua nở " để bằng mọi cách đạt được cái ảo vọng không có thực !
Trả lờiXóaHôm rồi nghe ông Sinh Hùng to mồn , nói lắm ở trường Am nghĩ mà chán : nói chung chung như vậy trẻ con cũng nói được . Nói ít làm nhiều có kết quả thì mới thuyết phục được nhân dân .
Nền giáo dục Việt Nam ta còn ảm đạm lắm các bạn ạ !