Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Dù ai "đánh bắt" gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ thì ta cùng về
Là cháu con đất Việt, ai cũng muốn một lần về với Đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của dân tộc. Như cả nghìn năm về trước, cả nghìn năm về sau...
Đường về đất Tổ
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.
Từ chân núi, sau khi leo 255 bậc đá, du khách sẽ đến thăm Đền Hạ. Tương truyền nơi đây bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai, 50 người theo cha xuống biển, 49 người theo mẹ lên núi. Người con trai trưởng ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất), lập nước Văn Lang. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các Vua Hùng. Đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ 17-18. Gần Đền Hạ có chùa Thiên quang thiền tự thờ Phật theo phái Đại thừa.
Truyền thuyết cũng kể rằng, sau khi sinh, Tổ Mẫu Âu cơ dùng nước Giếng cổ (Giếng Rồng) tắm cho các con. Năm 2002, các nhà khoa học đó tiến hành khai quật tại khu vực lòng Giếng cổ đó phát hiện những dấu tích văn hóa của các thời kỳ Lý-Trần-Lê-Nguyễn.
Truyền thuyết cũng kể rằng, sau khi sinh, Tổ Mẫu Âu cơ dùng nước Giếng cổ (Giếng Rồng) tắm cho các con. Năm 2002, các nhà khoa học đó tiến hành khai quật tại khu vực lòng Giếng cổ đó phát hiện những dấu tích văn hóa của các thời kỳ Lý-Trần-Lê-Nguyễn.
Đền Hạ
Qua Đền Hạ đến Đền Trung, xưa là "Hùng Vương tổ miếu". Đền Trung có sớm nhất ở khu vực này, là nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng, ngắm cảnh, chơi cờ... Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dầy, bánh chưng. Đến thế kỷ 15 bị giặc ngoại xâm tàn phá về sau được nhân dân trong vùng dựng lại.
Đền Trung
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng với tên tự: "Kính thiên lĩnh điện" (Điện cầu trời). Đây là nơi hàng năm Vua Hùng tiến hành nghi lễ tế trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt cho muôn dân no ấm.
Ngày 10/3 hàng năm, Đền Thượng còn là nơi diễn ra nghi thức long trọng trong ngày Giỗ Tổ. Tại nơi đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm lễ dâng hương, đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng.
Ngày 10/3 hàng năm, Đền Thượng còn là nơi diễn ra nghi thức long trọng trong ngày Giỗ Tổ. Tại nơi đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm lễ dâng hương, đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng.
Đền Thượng
Phía đông Đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu, dân gian gọi là mộ tổ. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Phía trên 3 mặt đều đề: Hùng Vương lăng. Trong lăng là mộ nhà vua với dòng chữ khắc trên bia đá: Biểu chính. Nghĩa là lăng chính.
Từ Đền Thượng đi xuống phía Tây nam là Đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ 18, thường tới rửa mặt, gội đầu tại đó. Đền thờ 2 công chúa trùm lên giếng.
Đền Giếng
Trên núi Vặn là Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, được khởi công xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống thuần gỗ, mái lợp ngói mũi hài, tường gạch bát. Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Mọi người dân Việt Nam dù ở đâu đều hướng về Đất Tổ và muốn được một lần về với Đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của dân tộc vào dịp Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch. Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay hoà nhập vào không khí tưng bừng của lễ hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Một chút công đức xây dựng khu di tích chung của dân tộc khi thăm nơi này và không ai không thắp những nén hương và khấn nguyện trước vong linh tiên tổ với tất cả lòng thành kính nhất. Mãi mãi, trong mỗi tâm hồn Việt, không bao giờ mất đi niềm xác tín này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét