- Chào Vương, cô là cô Phi...
-Dạ, em chào cô, cô khỏe không ạ?
-Cô khỏe, nghe Âu Văn Giang giới thiệu blog k10, cô vào ngay. Đúng là K10 cơ điện, quậy quá đi, hay lắm...
-Dạ, các bạn ấy mới lập blog cũng còn đơn sơ cô..
-Từ từ rồi cô sẽ viết bài..
Thưa cô, em vẫn nhớ cô, dịp 6/12 vừa rồi tại Quán Tre Vũng tàu em đã nghe cô hát rất say, rất khỏe, em mừng. Cô không thấy em vì tính em vậy, hay trốn vào trong góc cô à.
Em còn nhớ dịp nghỉ Tết đấu tiên trong đời sinh viên cơ điện của chúng em, trước khi chia tay cô đã dạy chúng em bài hát tiếng Nga này:
Được cùng đồng chí tưng bừng
họp vào ngày tết huy hoàng
Cùng mừng cùng hát vang lên lời ca
Nhớ tới phút giấy huy hoàng
sống bên nhau xây cuộc đời
hát lên cho khắc sâu mối tình.
Đó là năm 1974-1975, mới đó mà đã 36 năm rồi cô ạ nhưng em còn nhớ nguyên lời ca (cả tiếng Nga) giai điệu bài hát, nhớ giọng hát trong veo của cô, vóc dáng thanh mảnh, nước da trắng, đôi mắt hơi nhỏ trông giống người Nhật của cô, cô giáo của chúng em. hẹn gặp lại cô ở Vũng Tàu , cô trò mình cùng hát, cô nhé.
Trịnh Công Vương
V viet voi nen co nhieu loi chinh ta, nho anh Lieu, Bang, Binh ai tien thi sua gium, bo giup ca phan dia chia mail cua cong ty hien len ben duoi nhu la quang cao nua. Thanks
Trả lờiXóaCô Phi rất quí K10 !
Trả lờiXóaChúng em mong cô bớt chút thời gian viết bài cho blog K10 thêm sinh động .
Vương để ảnh đứa trẻ khóc có ý nghĩa gì vậy ?
Trả lờiXóaAh, chi la hinh minh hoa vui/cuong dieu cho mot thoi h/s tho dai ay ma, neu so hieu sai thi BBT delete di nhe.Thanks
Trả lờiXóaVương thân mến, chiều qua đang họp về Rùa Hồ Gươm thì cô Phi gọi điện cho mình. Cô nói luôn một mạch khoảng 10 phút vì quá vui, bạn biết cô nói gì không? Cô nói về blog K10 CĐ qua tin của Âu Văn Giang và bạn đấy. Cô giáo vẫn sôi nổi trẻ trung như thuở nào và đặc biệt yêu quý các học sinh K10, nơi mà cô luôn giành tình cảm nhiều nhất. Cô nói là sẽ đọc thường xuyên và viết bài gửi blog. Cô Phi là vị khách đặc biệt của ngôi nhà blog K10, phải không bạn?
Trả lờiXóaCám ơn ÂU VĂN GIANG mà cô biết được blog k10, điều này kích thích cô học vi tính để thường xuyên có bài.cám ơn tấm lòng của Nguyễn Trọng Bằng, Của Bình Tàu. cô tâm đắc bài viết của Trịnh Công Vương. blog k10 làm cô thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, hạnh phúc ở tuổi xế chiều. blog k10 sẽ làm cho cô và các em gần nhau và hiểu nhau.
Trả lờiXóaCô Phi ơi! Cô cho em Dũng K6I-K10Ia hỏi lại cái câu đã hỏi cô bạn đi cùng cô lần trước gặp nhau ở Ngọc Hà với. Đó là "vô tuyến truyền hình" bắt đầu có ở Sài Gòn từ ngày tháng năm nào, có bằng chứng càng tốt cô nhé!
Trả lờiXóaAnh phải hỏi Cô cho rõ : Ngì Việt mình ở trong Sài Gòn được xem " vô tuyến truyền hình " năm nào ? Không dễ lẫn lắm !
Trả lờiXóaTỷ như thời Mỹ , Ngụy : Ngì Việt ta đã từng vô địch bóng đá Asida , tự vận hành điều khiển tàu bay Boinh của Mỹ ... vậy mà báo chí năm trước loan tin : phi công A là ngì Việt đầu tiên điều khiển làm chủ được Boinh Mỹ ? Vậy đấy !
Đúng đấy Bình tàu ạ! Tớ rất ghét cái lối coi lịch sử là của riêng mình như CS. Nhưng thật lòng muốn biết tư liệu chính xác vì gõ tìm trên Net này không ra!
Trả lờiXóaAnh Dũng hỏi Long con Nam Định, hay dân Cơ Điện đang ở tp HCM : K10 có một chú đang làm trưởng ban gì đó của đài phát thanh và truyền hình tp HCM .
Trả lờiXóaĐài Truyền hình Việt Nam, viết tắt là THVN[1] hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn là đài vô tuyến truyền hình thuộc Nha Vô tuyến Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa. Đài Sài Gòn phát sóng trên băng tần số 9 nên cũng được gọi là Đài số 9, phát hình trắng đen với tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình Hệ FCC - điều tần tiếng 4,5 MHz. Đài Sài Gòn hoạt động từ năm 1966 đến năm 1975. Đây là đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam.[2]
Trả lờiXóaĐài THVN do Tổng cục Truyền thanh, Truyền hình và Điện ảnh điều hành dưới quyền Bộ Dân vận.[3]
Mục lục
[ẩn]
Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) được thành lập năm 1965; buổi phát hình đầu tiên của Đài là ngày 7 tháng 2 năm 1966 vào lúc 19 giờ và lần cuối cùng là buổi chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Trong thời gian đầu phát điểm là từ trên không trung bằng kỹ thuật stratosvision do phi cơ gài ăng ten bay trên không phận Sài Gòn cách mặt đất 3-6 km. Kỳ phát hình đó ghi hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và đại sứ Mỹ Cabot Lodge.[4] Khu vực bắt sóng bao trùm cả Nam phần và miền nam Trung phần, từ Phan Thiết đến Cần Thơ đều xem được. Lúc đầu phát hình một giờ đồng hồ[5] sau tăng thời lượng lên hai giờ đồng hồ. Ngày 25 Tháng Mười năm 1966 thì mới lập cơ sở trên mặt đất trong thành phố.[6]
Trụ sở thu hình lúc đầu dùng chung cơ sở của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia số 9 trên đường Thi Sách,[10] đến năm 1967 thì tách ra thành Phòng Điện ảnh và Phòng Truyền hình riêng.[11] Đài Truyền hình chuyển về số 9 đường Hồng Thập tự, Sài Gòn.[12] Giám đốc đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam là Trung tá Đỗ Việt,[13] Phó Giám đốc là Lê Hoàng Hoa.[14]
Đài truyền hình dân sự thứ hai được thiết lập sau đài Sài Gòn là đài địa phương Cần Thơ rồi lần lượt thêm những đài khác ở Quân khu I và II.[15] Sang thập niên 1970 miền Nam đã đó có tới năm đài truyền hình trong khi ở miền Bắc truyền hình chưa hết giai đoạn thử nghiệm và đến năm 1971[16] mới bắt đầu thiết lập.
Ngoài Đài chính ở Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có bốn đài truyền hình địa phương ở Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.[17]
Sau 10 năm hoạt động và trở thành một trong những trung tâm truyền thông quan trọng và được yêu chuộng nhất, ngày định mệnh 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc những ngày ngắn ngủi, nhưng đầy màu sắc của truyền hình Việt Nam Cộng hòa.
Những biến cố lịch sử vào đầu năm 1975 cũng được Đài Truyền hình Sài Gòn truyền đi. Cuộc di tản hỗn loạn và đẫm máu triệt thoái khỏi Cao nguyên Trung phần xuống Tuy Hòa theo quốc lộ 7, mệnh danh là "Con lộ Máu và Nước mắt" (tiếng Anh: Convoy of Tears) được phát hình trên vô tuyến gây thêm kinh hoàng cho dân chúng Miền Nam.[41] Tiếp theo đó là buổi phát hình trực tiếp bài diễn văn từ chức của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào tối ngày 21 Tháng Tư năm 1975.[42]
Ngay đến ngày 30 Tháng Tư đoàn thâu hình THVN đã vào Dinh Độc lập đợi Tổng thống Dương Văn Minh nhưng không thực hiện vì khoảng 7 giờ sáng, Dương Văn Minh ra gặp và kêu gọi mọi người hãy ra về.[43] Vài tiếng đồng hồ sau, chính thể Việt Nam Cộng hòa cáo chung.
Buổi phát hình cuối cùng của THVN là chiều ngày 29 Tháng Tư năm 1975.
Rất cảm ơn Korolbo! Tại sao tôi mất mấy tháng trời không tìm được dữ liệu để chứng minh cho điều mình nghĩ: thể nào TV cũng được dân miền Nam sài trước dân miền Bắc nhiều năm trời! Sự thật như thế mà ta không dám nói vì sợ ca ngợi kẻ thù...Ta sống trong nhiều cái sợ quá - mất sướng!
Trả lờiXóaTôi đã gõ những từ khóa TV Sài Gòn, đài truyền hình Sài Gòn v.v... đều không ra. Bây giờ thì gõ "Đài Truyền hình Việt Nam, viết tắt là THVN" ra ngay trên vi.wikipedia.org Một lần nữa xin cảm ơn Korolbo!
Trả lờiXóa@anh Dũng: "dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì tra gu gồ", nice day anh!
Trả lờiXóaTrươc 1975 cô cung ơ mien Băc như các em.Cư như Korolbo nói:"cái gì không biết thì tra gu gồ" ".Theo người saigòn xưa nói thì VTTH co từ năm 1965 từ trong quân đội Mỹ chỉ có đai 9 ngày nay gọi là kênh 9.Sau này chính quyền Saigon được My viện trợ lập cho đài 7 và được phát sóng tư 1966.
Trả lờiXóaCô đang lo lắng hết sưc về sức khỏe của Phiên k10 và Bá Văn k4 . nhớ mới hôm 1 thg 10 Văn đã say sưa hát tặng cô Phi bài hat bằng tiếng hoa trong buổi đón cô ở QN .Nhơ lần đầu tiên trở lại trường dự kỹ niệm 10 năm ra trường của k10 vợ chồng Phiên đa đưa cô ra sân bay về saigon.cô thương 2 bạn quá.
Trả lờiXóaKính chào cô Phi !
Trả lờiXóaHẳn cô không thể biết bọm em được vì là hậu sinh mà (K19). Nhưng em thì lại biết cô vì qua những câu truyện ở trường và vài năm vừa rồi thì em đã được nhìn thấy cô qua các Clip của K10. Em thấy cô hát say sưa, nhiệt tình, chân thành cùng các cựu sinh viên, thực sự em rất súc động. Kính chúc cô luôn mạnh khoẻ để còn có nhiều dịp giao lưu với lớp lớp... các sinh viên cơ điện thân yêu !
Kính chào cô !
Em Hưng K19M.
Nhớ mãi ngày 25 tháng 10
Trả lờiXóaChia tay k11,hè năm 1976 cô rời hànội,rời miền Bắc về quê Nam bộ .Đất nước chia cắt lâu dài,chiến tranh đã chia ly bạn bè mỗingười mỗi ngã,biết khi nào mới trở lại miền Bắc,trở lại Hải Phòng nơi mộ mẹ còn nàm đó....
Ngày 20 tháng 10 điện thoại di đông gọi :
- Em la Trọng Bằng k10mc.Cô chuẩn bị ra Hanoi chơi nha cô,về trường dự kỹniệm 30năm ngày ra trường của k10...Doãn Hải và Au văn Giang sẽ đi
với cô...Đen Hanoi đa có sẳn xe dón và đến nơi họp mặt Trác` Tiến Dũng mang hoa ra đón ,hết sức thương yêu trân trọng .Một niềm vui và hạnh phúc hết sức bất ngờ dến với cô...và rồi từ k10 này cô có dịp gặp lại các csv k7,k8,k9,k10...k15,k19,nhờ kỹ yếu k10 cô lần lượt gặp laicác thế hệ csv của mình,bạn học HSMN,bạn cùng học đại học,thăm lại nơi ở cũ,gv cũ cùng dạy cơ điện...thời gian ở MB tuy gian khở,chiến tranh thiếu thốn,gian nan ...mọi bề nhưng đối với cô là nơi đầy ấp kỹ niệm tuổi thơ.đầm ấm trong gia dình với cha mẹ,hạnh phúc bên chồng con.về quê thì ngược lại ...nên cô hay khóc vì tủi thân.được về thăm lại trường cũ là cô vui , trẻ lại với kỷ niệm,hằng năm về thăm mộ mẹ...vậy đó,ngày 25/10là 1 ngày đáng nhớ trong cuộc đời của cô.
Năm nay cô cùng con gái lớn ra thăm mộ ngoại đúng ngày giổ,thăm hội CĐ Hai phong QN Hanoi,TN.Rất tiếc không chờ dự được ngày hội k10cđ 25/10 thường niên của k10 để được gặp nhiều bạn k10 hơn.k10 thương cô mà thông cảm cho cô nha .